Trị sẹo bằng laser thường được nhiều người ưa chuộng bởi tính hiệu quả và ít gây tổn thương trên da. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về cách bắn laser trị sẹo như chỉ định, cơ chế và công dụng.
Hiện nay, bên cạnh mụn trứng cá, các vết sẹo do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chính là những bệnh lý về da liễu được nhiều người quan tâm nhất, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ cũng như sự tự tin của mỗi con người. Tìm hiểu sẹo và phân loại sẹo với những thông tin dưới đây
Sẹo là gì? Phân loại các loại sẹo
Sẹo là tổn thương để lại trên da sau khi vết thương đã lành, là một phần tự nhiên của quá trình phục hồi cơ thể. Hầu hết các loại sẹo sẽ mờ và nhạt dần theo thời gian nhưng chúng không thể tự biến mất mà cần loại bỏ bằng các phương pháp khác nhau.
Có nhiều loại sẹo khác nhau, trong đó có thể chia làm những nhóm cơ bản như:
- Các vết sẹo bình thường
- Sẹo lồi
- Sẹo phì đại
- Sẹo rỗ hoặc sẹo lõm
Sẹo bình thường
Sẹo có dạng dài mảnh thường gặp sau các vết thương hoặc phẫu thuật. Sau khi ổn định, chúng sẽ không gây đau nhức, nhưng có thể bị ngứa trong vài tháng đầu.
Trên các loại da sẫm màu, các mô sẹo có thể mờ dần, để lại những vết màu nâu hoặc trắng. Vết sẹo có thể rõ ràng trên làn da sẫm màu, vì các mô sẹo sẽ không bị đổi màu do các tác động từ môi trường bên ngoài.
Sẹo lồi
Sẹo lồi là tình trạng mô phát triển quá mức khi collagen được sản xuất quá nhiều tại vị trí vết thương. Với trường hợp sẹo lồi, vết sẹo vẫn tiếp tục phát triển ngay cả khi vết thương đã lành từ lâu.
Sẹo lồi thường nhô cao lên khỏi da và có màu đỏ hoặc tím khi mới hình thành, sau đó nhạt bớt đi. Chúng thường ngứa hoặc đau và có thể ảnh hưởng tới cử động bình thường nếu chúng bị căng và gần với các vị trí khớp xương.
Trong các loại sẹo thì sẹo lồi gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và cũng khó điều trị nhất.
Sẹo phì đại
Tương tự như sẹo lồi, sẹo phì đại là kết quả của việc sản xuất dư thừa collagen tại vị trí vết thương. Tuy nhiên, lượng collagen tiết ra không quá nhiều như sẹo lồi. Ngoài ra, loại sẹo này sẽ không phát triển vượt ra ngoài ranh giới của vết thương ban đầu.
Sẹo phì đại có màu đỏ và nổi lên từ rất sớm, chúng phát triển trong khoảng 6 tháng, sau đó có thể trở nên phẳng hơn và nhạt màu hơn trong vài năm.
Sẹo phì đại thường là hiếm gặp nhất trong các loại sẹo nhưng cũng không tránh khỏi việc chúng gây nên sự xấu xí trên bề mặt da và sự khó chịu cho người sở hữu chúng.
Sẹo rỗ hay sẹo lõm
Một số bệnh lý trên da, chẳng hạn như mụn trứng cá và thủy đậu có thể gây nên các loại sẹo lõm và sẹo rỗ. Gọi là các loại sẹo rỗ, bởi vì trong sẹo rỗ sẽ phân thành các loại kiểu hình sẹo khác nhau, chủ yếu dựa vào hình dáng biểu hiện của chúng trên bề mặt da.
Có 3 loại sẹo lõm gồm: sẹo lõm chân đá nhọn, sẹo lõm chân vuông và sẹo lõm dạng lượng sóng. Cả 3 loại sẹo lõm này đều xảy ra khi trong quá trình hồi phục vết thương lượng collagen được cung cấp bị thiếu hụt. Đây là một phản ứng trái ngược hoàn toàn so với sẹo lồi đã đề cập ở trên.
Cách trị sẹo bằng Laser
Một trong những phương pháp thường được ứng dụng nhất để điều trị sẹo là bắn tia laser, cơ sở của nó là như thế nào, hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!
Cơ chế bắn Laser trị sẹo
Laser (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation) là từ viết tắt của ánh sáng khuếch đại bằng phát xạ kích thích. Laser hoạt động bằng cách khuếch đại và phát ra các chùm ánh sáng cường độ cao có bước sóng đơn theo hướng đồng nhất. Laser cung cấp năng lượng dưới dạng ánh sáng đến các vùng mục tiêu trên da qua một quá trình được gọi là quá trình quang nhiệt chọn lọc. Bước sóng ngắn hoạt động bề mặt da, trong khi bước sóng dài thâm nhập sâu hơn vào da.
Các tia laser tác động trực tiếp vào các lớp ngoài của da nhằm kích thích sự phát triển của tế bào mới, giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.
Về nguyên lý, phương pháp điều trị sẹo bằng laser nhằm tạo ra một vết thương giả bên trên vết sẹo cũ hoặc có thể hiểu là phương pháp laser có tính bóc tách, loại bỏ lớp da cũ mà vẫn bảo toàn được bề mặt da. Từ đó, lớp da mới sẽ phát triển đồng đều hơn.
Những tác dụng của laser trong trị sẹo có thể tóm lược lại như sau:
- Tăng sinh collagen, lấp đầy các nốt sẹo rỗ, sẹo lõm.
- Phục hồi và cải thiện phạm vi chuyển động của vùng da xung quanh vết sẹo.
- Giảm thiểu quá trình tăng sinh các hắc sắc tố melanin trên da.
Trị sẹo rỗ bằng Laser
Công nghệ Laser Fractional CO2 là sử dụng những tia Laser CO2 có bước sóng 10.600 nm có khả năng tác động sâu vào lớp hạ bì mà không gây xâm lấn vùng da lành xung quanh, tạo những đường dẫn để đưa yếu tố tăng trưởng vào sâu bên trong da nhằm kích thích tăng sinh collagen làm đầy sẹo.
Đồng thời tác dụng nhiệt của Laser Fractional CO2 cũng kích thích tái tạo lớp collagen nằm sâu bên dưới da, làm đầy sẹo rỗ vượt trội. Đây là công nghệ đang rất phổ biến tại các quốc gia thẩm mỹ tiên tiến và được nhiều chuyên gia da liễu đầu ngành đánh giá cao về hiệu quả điều trị sẹo rỗ hàng đầu hiện nay.
Cơ chế hoạt động của Laser Fractional CO2 dựa trên nguyên lý sử dụng bước sóng năng lượng cao, có khả năng khoanh vùng, nhận diện và tác động chính xác vào vùng điều trị, không xâm lấn hay làm tổn thương các mô da lành xung quanh.
Bắn Laser trị sẹo rỗ giúp kích thích mô tăng sinh collagen làm đầy vùng da sẹo, đồng thời cải thiện các vấn đề da mặt, giúp da săn chắc, giảm vết thâm nám, vết nhăn, da mịn màng và tươi trẻ hơn…
Trị sẹo rỗ bằng laser CO2 được các bác sĩ chuyên khoa da liễu đánh giá tốt, đem lại những ưu điểm vượt trội như an toàn, thời gian nghỉ dưỡng ngắn, hiệu quả điều trị tốt, giúp se khít lỗ chân lông, trẻ hóa và làm mịn màng làn da và chống lão hóa cho da.
Bắn Laser trị sẹo thâm
Để điều trị sẹo thâm bằng laser, bác sĩ sẽ sử dụng công nghệ Laser Fractional CO2 là công nghệ laser tiên tiến nhất hiện nay, đi đầu trong thế hệ laser vi phân. Với những bước sóng tần số cao, các tia laser vi phân cực nhỏ tác động vào sâu bên trong da, kích thích da tăng sinh collagen từ bên trong và lấy đi những hắc tố melanin trên bề mặt.
Đồng thời, tia Laser Fractional CO2 còn giúp da hấp thụ dưỡng chất cao gấp nhiều lần để thúc đẩy quá trình hồi phục da, tái tạo lớp da mới. Từ đó giúp sẹo rỗ được đầy dần lên, các vết thâm cũng mờ hẳn, da sáng và đều màu hơn trước. Sau đó, các tế bào sản sinh collagen sẽ được tái tạo nhờ nguồn nhiệt quang đa điểm và quá trình điện di dưỡng chất. Chính vì vậy mà làn da thâm sạm lúc trước sẽ trở nên phẳng mịn, căng khỏe và trắng sáng.
Cách trị sẹo thâm bằng Laser mang đến hiệu quả nhanh chóng nhờ nguồn năng lượng khá mạnh được tỏa ra. Do đó, đối với những vị trí ở vùng da mặt, cổ, tay chân, ngực,… áp dụng trong điều trị sẹo thâm, sẹo rỗ, sẹo lõm hay bất kỳ loại sẹo nào thì Fractional CO2 cũng đều có thể xử lý rất tốt chỉ sau 1 – 3 lần điều trị.
Tuy nhiên, kết quả của việc điều trị còn phù thuộc vào đặc điểm sẹo, kích thước và tình trạng sẹo mà bạn đang gặp phải. Đối với những trường hợp sẹo lâu năm khi điều trị Laser Fractional CO2 sẽ mang lại kết quả tối đa nếu được thực hiện theo đúng phác đồ điều trị cũng như tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Để đem đến kết quả tốt nhất có thể liệu trình sẽ kéo dài hơn 3 lần. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bác sĩ cũng sẽ kết hợp cùng các liệu trình phục hồi da khác để giúp cho da phục hồi nhanh chóng.
Bắn tia Laser trị sẹo lồi
Khi tia laser chiếu vào vết sẹo gây tổn thương các vi mạch máu mà nuôi dưỡng các mô sẹo phát triển. Các vi mạch máu bị phá vỡ sẽ làm ngưng sự phát triển và giảm dần kích thước cũng như độ dầy của sẹo lồi. Bên cạnh đó, phương pháp laser còn giúp giảm màu đỏ của sẹo giúp da trở lại màu sắc bình thường.
Tuy nhiên, hiệu quả trị sẹo lồi bằng laser còn tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người. Vì vậy, không phải trường hợp nào cũng có thể loại bỏ sẹo lồi 100%. Có những người được loại bỏ sẹo lồi hoàn toàn sau lần thực hiện đầu tiên, trong khi một số khác cần thực hiện nhiều lần hơn.
Những lưu ý về chăm sóc da sau bắn laser trị sẹo
Giống như tất cả các phương pháp điều trị bệnh khác, việc trị sẹo bằng Laser cũng bao gồm một số điều cần lưu ý trong chăm sóc da để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Nghỉ ngơi một ngày
- Tránh nóng: Tránh tắm vòi hoa sen hoặc tắm bằng nước quá nóng trong hai đến ba ngày.
- Làm sạch da: Sử dụng sữa rửa mặt rất nhẹ và dịu nhẹ, tránh các sản phẩm tẩy da chết và các sản phẩm có chứa Benzoyl Peroxide và Retin-A.
- Dưỡng ẩm: Điều quan trọng là giữ nước lại cho da sau khi điều trị tái tạo bề mặt bằng laser. Bác sĩ sẽ cho biết chính xác những sản phẩm nên sử dụng, vì một số hoạt chất trong các sản phẩm, kem dưỡng ẩm có thể cản trở tác động của tia laser.
- Chườm lạnh: Một cách tốt để giảm mẩn đỏ trong chăm sóc da sau điều trị laser là chườm lạnh ở vùng được điều trị. Hãy nhớ, không thoa hóa chất hoặc bất kỳ loại kem dưỡng da nào khác và không chà xát da.
- Tránh xa ánh sáng mặt trời: Ít nhất là trong một tháng bao gồm việc tránh ánh nắng trực tiếp và giường tắm nắng trong một tháng sau khi điều trị bằng laser. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm chậm quá trình hồi phục tự nhiên của da.
- Không trang điểm: Không trang điểm trong ít nhất năm ngày sau khi điều trị bằng laser.
Các phương pháp trị sẹo khác
Bên cạnh bắn laser trị sẹo thì còn có những phương pháp trị sẹo khác có thể kể đến như:
Các phương pháp trị sẹo tại nhà:
- Trị sẹo mới bằng nghệ tươi
- Sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên
- Bổ sung thêm collagen vừa phải
Các phương pháp trị sẹo bằng thuốc bôi:
- Chấm TCA trị sẹo: giúp tái tạo các vết sẹo trên da bằng dung dịch Trichloroacetic Acid (TCA)
- Sử dụng các thuốc bôi trị sẹo: Dermatix Ultra, Contractubex, Hiruscar,…
Thuốc bôi trị sẹo là sản phẩm bôi ngoài da dạng kem, gel… giúp hỗ trợ làm đầy sẹo rỗ hiệu quả. Bên cạnh đó, kem trị sẹo còn có tác dụng ngăn ngừa sẹo quay lại và cung cấp dưỡng chất phục hồi da tổn thương. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, các sản phẩm thuốc bôi cần phải được sử dụng liên tục. Phương pháp này phù hợp để giảm sự khó chịu và kích thước của sẹo nhưng không có khả năng loại bỏ được sẹo hoàn toàn.
Các phương pháp công nghệ cao điều trị sẹo
- Trị sẹo rỗ bằng lăn kim
- Lăn kim tế bào gốc trị sẹo rỗ
- Cắt đáy sẹo rỗ
Tác dụng không mong muốn khi điều trị Laser
Bác sĩ nên thảo luận về các tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn với bệnh nhân trước khi thực hiện các thủ thuật laser. Các tác dụng phụ có thể phụ thuộc vào loại tia laser, mức độ nghiêm trọng của sẹo và màu da của người đó.
Một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm:
- Chảy máu nhẹ;
- Khó chịu;
- Nhiễm trùng da;
- Đóng mài trên da;
- Rối loạn sắc tố da;
- Sưng tấy.
Laser trị liệu có thể không hiệu quả hoặc làm xấu đi hình dạng của sẹo. Do đó tay nghề của bác sĩ cũng như cơ sở điều trị rất quan trọng giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bạn trong việc điều trị sẹo. Hãy chọn những cơ sở điều trị sẹo mụn uy tín, có bác sĩ và có nhiều người điều trị sẹo thành công.