Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
dịch vụ lấy nhân mụn chuẩn y khoa
HomeĐiều Trị MụnCách Trị MụnCác cách trị mụn bọc ở má có thể bạn chưa biết

Các cách trị mụn bọc ở má có thể bạn chưa biết

Mụn bọc ở má có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa, so với các loại mụn thì mụn bọc khó chịu nhất, luôn khiến bạn cảm thấy đau nhức và cách điều trị mụn cũng không hề dễ. Vậy, mụn bọc bản chất là gì, nguyên nhân và cách điều trị nó là như thế nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Các cách trị mụn bọc ở má có thể bạn chưa biết
Các cách trị mụn bọc ở má có thể bạn chưa biết

Mụn bọc là gì?

Mụn bọc là loại mụn ở má có kích thước lớn, sưng, màu đỏ, bên trong mụn có chứa mủ và nhân.

Hình ảnh mụn bọc ở má
Hình ảnh mụn bọc ở má

Mụn bọc thường xuất hiện ở nhóm đối tượng sau:

  • Trong độ tuổi dậy thì (14 – 20 tuổi)
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Phụ nữ trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt
  • Người thường xuyên bị căng thẳng,…

Nguyên nhân bị mụn bọc ở má

Để làm cơ sở tìm ra cách loại bỏ mụn bọc ở má, bạn cần hiểu nguyên nhân gây ra chúng là gì. Theo đó, cho dù là người có làn da khô, da hỗn hợp hay da dầu thì mụn bọc ở má thường là hệ quả của môi trường, bao gồm các yếu tố sau:

Nguyên nhân bị mụn bọc ở má
Nguyên nhân bị mụn bọc ở má

Lỗ chân lông to

Lỗ chân lông to khiến lượng dầu nhờn tiết ra trên da nhiều hơn bình thường. Dầu thừa kết hợp bụi bẩn, tế bào chết tích tụ lâu ngày trên da là nguyên nhân gây mụn bọc ở má.

Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây nên các loại mụn khác nhau trên da và mụn bọc ở má cũng không phải là ngoại lệ. Rối loạn hormone, cụ thể là sự gia tăng quá mức của hormone androgen sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây bít tắc lỗ chân lông, đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn P.acnes tấn công, gây mụn. Đây cũng là lý do tại sao những người bước vào tuổi dậy thì, mang thai, cho con bú hay tiền mãn kinh đều rất dễ bị mụn bọc xuất hiện ở má.

Vệ sinh da không sạch

Mỗi ngày, làn da bạn phải chịu nhiều tác động từ môi trường như ô nhiễm, bụi bẩn,… Bên cạnh đó, làn da cũng không ngừng tiết dầu, kết hợp với tế bào chết. Nếu không vệ sinh da sạch sẽ thì những tác nhân trên sẽ tích tụ làm tắc lỗ chân lông, gây viêm và hình thành mụn bọc ở má.

Chức năng gan, thận có vấn đề

Gan và thận có nhiệm vụ chính là đào thải độc tố bên trong cơ thể ra ngoài. Nếu gan, thận có vấn đề thì chức năng năng này sẽ bị suy giảm khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, gây mụn.

Căng thẳng

Căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Bề mặt da luôn bóng nhờn là điều kiện lý tưởng để mụn bọc ở má xuất hiện.

Lạm dụng, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không phù hợp với da

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không phù hợp với làn da, chứa cồn hay các thành phần hóa chất độc hại sẽ làm cho da bị tổn thương, suy yếu. Lúc này, da sẽ không đủ khả năng tự bảo vệ trước những tác nhân bên ngoài. Hơn nữa, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng rất dễ khiến da bị kích ứng, gây ra mụn bọc ở má.

Tác hại của mụn bọc

So với những loại mụn khác như mụn đầu trắng, mụn đầu đen thì mụn bọc ngoài ra còn có loại mụn trứng cá bọc ở má có tốc độ phục hồi lâu hơn. Thậm chí mụn có thể kéo dài dai dẳng trong vài tháng và gây nên những tổn thương, nhiễm trùng da nếu bạn xử lý không tốt.

Ở một số trường hợp có thói quen sờ tay lên mặt, cụ thể là má hoặc nặn mụn khi chưa chín sẽ khiến vi khuẩn tấn công sang vùng da khỏe mạnh lân cận. Từ đó làm lan rộng phạm vi tổn thương, tăng nguy cơ hình thành mụn bị chai cứng dưới da, sẹo rỗ, sẹo lõm, vết thâm gây mất thẩm mỹ về sau.

Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc có nên nặn mụn bọc ở má không thì câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Đây là việc làm tiềm ẩn nhiều nguy hại nếu bạn không nắm rõ quy trình nặn mụn.

Cách xử trí mụn bọc ở má tại nhà

Hai bên má được xem là khu vực “mặt tiền”, quyết định lớn về ngoại hình cũng như tính thẩm mỹ. Vì thế khi xuất hiện mụn bọc sẽ ảnh hưởng lớn tâm lý, nhan sắc của người bệnh.

Cách xử trí mụn bọc ở má tại nhà
Cách xử trí mụn bọc ở má tại nhà

Nếu mụn đã chín và bạn không có thời gian đến thẩm mỹ viện, spa để điều trị có thể tự nặn tại nhà theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn cần sát trùng tay cũng như những dụng cụ nặn mụn. Tuyệt đối không được bỏ qua khâu làm sạch vùng da bị mụn.
  • Bước 2: Bạn tiến hành xông hơi da mặt để lỗ chân lông được giãn nở. Hơn nữa xông hơi cũng là cách giúp bạn giảm cảm giác đau nhức khi nặn mụn.
  • Bước 3: Bạn xác định các nốt mụn đã chín và có thể nặn. Tiếp đến dùng dụng cụ nặn mụn  để chích vào đầu mụn.
  • Bước 4: Bạn nhẹ nhàng đẩy nhân mụn ra bên ngoài bằng cách tác động lực đều vào nốt mụn từ các phía khác nhau.
  • Bước 5: Bạn rửa sạch mặt bằng sản phẩm có thành phần lành tính, không làm kích ứng da.
  • Bước 6: Bạn có thể đắp mặt nạ tự nhiên để làm dịu da, sau đó thực hiện các bước skincare như bình thường.

Tuy nhiên có một số trường hợp không được nặn mụn mủ ở má, cụ thể là:

  • Mụn bọc phát triển với kích thước lớn, có dấu hiệu sưng to, viêm nhiễm nặng, khi sờ vào thấy mềm.
  • Mụn chưa có cồi và vẫn đau rát khi chạm vào.
  • Mụn nổi lên kèm theo triệu chứng sốt nhẹ.
  • Trong mụn có mủ trắng và kèm theo mùi hôi tanh.

Làm sao để hết mụn bọc ở má?

Chữa mụn bọc ở má gồm các phương pháp tự nhiên được nhiều người lựa chọn để trị mụn bọc ở má tại nhà khi tình trạng mụn còn nhẹ, số lượng ít, một số trường hợp thì cần sử dụng thuốc hoặc kem trị mụn do bác sĩ kê đơn hoặc các phương pháp thẩm mỹ chuyên sâu.

Dưới đây là một số cách trị mụn bọc ở má bạn có thể tham khảo:

  1. Mẹo trị mụn bọc bằng nha đam
  2. Trị mụn bọc bằng mật ong
  3. Bí quyết trị mụn bọc bằng bột nghệ
  4. Thuốc uống do bác sĩ kê
  5. Tiêm thuốc cortisone do bác sĩ thực hiện

Chi tiết từng cách mời bạn tham khảo dưới đây nhé!

Mẹo trị mụn bọc bằng nha đam

Nha đam chứa nhiều Anthraquinon – một hoạt chất có khả năng diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn bọc trên má. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có tác dụng làm dịu kích ứng trên da, dưỡng ẩm, giảm viêm, kích thích tái tạo da và làm mờ vết thâm mụn nhờ sở hữu nhiều nước, các vitamin và khoáng chất có lợi cho da.

Trị mụn bọc ở má bằng nha đam
Trị mụn bọc ở má bằng nha đam

Cách sử dụng:

  • Gọt sạch vỏ bên ngoài của lá nha đam rồi lấy gel bên trong bôi trực tiếp lên các nốt mụn. Để ít nhất 15 phút sau hãy lấy nước rửa lại cho sạch. Áp dụng theo cách này 2 ngày 1 lần để cồi mụn nhanh khô.
  • Hoặc bạn cũng có thể lấy gel nha đam kết hợp với các nguyên liệu thiên nhiên khác như sữa chua, dầu dừa làm thuốc bôi trị mụn.

Trị mụn bọc bằng mật ong

Trong mật ong chứa các chất chống viêm, chất oxy hóa có tác dụng làm giảm mọc mụn, nuôi dưỡng da và chống lão hóa da hiệu quả.

Sử dụng mật ong trị mụn bọc ở má
Sử dụng mật ong trị mụn bọc ở má

Nguyên liệu cần chuẩn bị là 1-2 muỗng cà phê mật ong

Cách thực hiện

  • Rửa mặt sạch, lau khô
  • Thoa mật ong lên da và massage nhẹ nhàng trong vài phút
  • Tiếp tục nằm thư giãn trong 10 phút
  • Rửa mặt lại với nước sạch
  • Thực hiện 3 lần/tuần

Bí quyết trị mụn bọc ở má bằng bột nghệ

Nghệ được sử dụng để trị mụn bọc ở má nhờ chứa nhiều curcumin. Chất này ngoài tác dụng sát khuẩn, giảm viêm còn giúp kích thích tái tạo da, làm khu vực má bị tổn thương do mụn nhanh kéo da non, ngăn ngừa sẹo lõm và vết thâm.

Trị mụn bọc ở má bằng bột nghệ
Trị mụn bọc ở má bằng bột nghệ

Cách sử dụng:

  • Bạn lấy một củ nghệ tươi giã nát. Sau đó vắt nước cốt nghệ thoa lên nốt mụn mỗi ngày 1 – 2 lần
  • Cách khác có thể dùng bột nghệ vàng hoặc tinh bột nghệ trộn chung với sữa chua, mật ong hay sữa tươi không đường để làm mặt nạ trị mụn. Áp dụng đều đặn 3 lần trong tuần.

Thuốc uống do bác sĩ kê

Kháng sinh đường uống giúp kiểm soát vi khuẩn gây mụn, đồng thời giảm sưng viêm. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là tetracyclin, minocyclin, clindamycin, doxycycline…

Khám bác sĩ da liễu
Khám bác sĩ da liễu

Nếu bạn bị nổi mụn bọc ở má là do rối loạn nội tiết tố, hãy nghĩ tới việc điều chỉnh hormone bằng thuốc tránh thai. Nhờ tác dụng ức chế nồng độ testosterone (một loại nội tiết androgen) trong cơ thể, thuốc tránh thai sẽ ức chế sản xuất bã nhờn, làm hạn chế nguy cơ gây mụn bọc.

Thoa các sản phẩm trị mụn do bác sĩ hướng dẫn

Để trị mụn bọc ở má, các loại thuốc bôi thông thường sẽ không đem lại hiệu quả. Thay vào đó, bạn sẽ được chỉ định những loại sản phẩm có thành phần chứa axit salicylic, benzoyl peroxide, hydrocortisone… Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm và thu nhỏ mụn. Đặc biệt, tình trạng sẹo thâm sau mụn cũng được hạn chế.

Tiêm thuốc cortisone

Được ví như “cây đũa thần”, phương pháp tiêm cortisone (hay tiêm steroid) thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp mụn sưng lớn, cứng. Corticosteroid được pha rất loãng rồi tiêm trực tiếp vào trong mụn, khiến mụn mềm dần rồi xẹp sau đó vài ngày. Bên cạnh ưu điểm trị mụn bọc nhanh chóng, phương pháp này còn làm giảm nguy cơ phát triển sẹo mụn nên rất phù hợp với các bạn có cơ địa dễ bị sẹo mụn và vết thâm.

Tiêm thuốc cortisone
Tiêm thuốc cortisone

Tuy nhiên, tiêm cortisone thường gây ra tác dụng phụ là làm vùng da được tiêm teo lại, vùng tiêm lõm xuống gây nên sẹo lõm. Phải mất rất nhiều thời gian (có thể lên đến 6 tháng) để phục hồi tình trạng này.

Lưu ý gì giúp trị mụn bọc ở má nhanh nhất?

Để giải đáp cho câu hỏi này ngoài việc lựa chọn được phương pháp điều trị mụn bọc ở má phù hợp, bạn còn cần biết cách chăm sóc da đúng cách để mụn nhanh lành và không tái phát trong tương lai.

Những lưu ý giúp trị mụn bọc ở má
Những lưu ý giúp trị mụn bọc ở má

Một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc vùng da bị mụn để làm sao có thể trị mụn bọc ở má nhanh nhất:

  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ
  • Sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có chứa thành phần thiên nhiên để rửa mặt 3 lần mỗi ngày
  • Không dùng phấn trang điểm để che giấu đi nốt mụn khiến tình trạng mụn thêm tồi tệ
  • Không dùng tay sờ lên má hoặc nặn mụn gây nhiễm trùng, lở loét da
  • Bảo vệ vùng da bị mụn khi ra ngoài nắng bằng cách thoa kem chống nắng và đeo khẩu trang kết hợp mang mũ, che ô để hạn chế tác hại của ánh nắng đối với da.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B2, B6 có thể giúp ổn định hoạt động của tuyến bã nhờn, hạn chế phát sinh các nốt mụn mới.
  • Uống nhiều nước giúp thanh lọc da, làm nhanh lành tổn thương
  • Trong sinh hoạt hàng ngày chú ý đi ngủ sớm và đủ giấc, tránh stress kết hợp tập thể dục thường xuyên để kích thích lưu thông tuần hoàn máu đến vùng da bị mụn, giúp nhanh chóng chữa lành tổn thương trên da.
  • Kiêng ăn đồ cay nóng, thịt bò, hải sản hay các thức ăn nhiều dầu mỡ. Thay vào đó bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây có tính mát, các loại cá béo, thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn để da có sức đề kháng tốt hơn và nhanh hết mụn.
Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vy
Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vyhttps://cachtrimun.net/
Tham vấn y khoa bài viết: Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vy
Bài viết gần đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan