Mụn là một trong những vấn đề da liễu thường gặp nhất liên quan đến tính thẩm mỹ của mỗi cá nhân, gây ra sự mất tự tin, ngại giao tiếp. Có rất nhiều loại mụn trên cơ thể nói chung và trên da mặt nói chung mà nhiều người trong số chúng ta còn chưa biết rõ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất về tên gọi và đặc điểm của các loại mụn cũng như cách nhận biết các loại mụn thường gặp.
Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi có tất cả bao nhiêu loại mụn, cũng như phân biệt các loại mụn thường gặp, chúng ta cần phải hiểu bản chất mụn là gì.
Mụn là gì? Các loại mụn thường gặp?
Mụn là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã. Bệnh biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, nang… khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực.
Khoảng 80% trường hợp mụn gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì.
Mụn không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên, do tồn tại dai dẳng, mụn, sẩn hay sẹo lồi sẹo lõm ở vùng mặt ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Hiện nay, người ta chia mụn ra làm một số loại chính như sau:
- Các loại mụn không viêm: Mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn.
- Các loại mụn viêm: Mụn bọc, mụn nhọt, mụn đinh râu, mụn nang.
- Các loại mụn khác: Mụn thịt, mụn cóc,..
Các loại mụn không viêm
Sau khi tìm hiểu sơ lược về phân loại mụn, ta sẽ tiến hành đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm các loại mụn không viêm nhằm phân biệt chúng để lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp.
Mụn đầu trắng, mụn đầu đen
Mụn đầu trắng và mụn đầu đen là 2 loại mụn thường gặp nhất. Đây là thể nhẹ của mụn trứng cá, không gây đau, không viêm sưng nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn nặng gây viêm.
Mụn đầu trắng là nhân trứng cá đóng, lỗ chân lông bị bí hoàn toàn không bị oxy hóa nên có màu trắng. Mụn không sưng, không đỏ, là những nốt nổi gồ lên bề mặt da mà nhiều khi không thấy rõ được bằng mắt thường trừ khi nhìn thật gần hoặc sờ vào bằng tay.
Mụn đầu đen là tình trạng nhân mụn trên bề mặt da mở gặp phản ứng oxy nên chuyển sang màu đen. Đây là loại mụn thường gặp và hầu hết ai cũng có. Chúng thường xuất hiện ở cằm, cánh mũi và hai bên má. Vị trí xuất hiện nhiều nhất là ở mũi, 2 bên cánh mũi và trên trán.
Nguyên nhân gây mụn đầu đen và đầu trắng: Dùng hóa mỹ phẩm có hại cho da; Do bề mặt da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân chứa vi khuẩn như sờ tay lên mặt, môi trường ô nhiễm…; Nội tiết tố androgen phát triển mạnh kích thích sự tăng tiết chất nhờn; Một vài trường hợp do di truyền (ít gặp).
Vị trí thường xuất hiện:
- Mụn đầu đen thường xuất hiện nhiều ở vùng mặt gồm mũi, trán, 2 bên má và cằm và một số vùng khác trên cơ thể như vai, lưng.
- Mụn đầu trắng xuất hiện phổ biến ở các vùng trên da mặt như má, mũi, cằm và trán.
Mụn ẩn
Mụn ẩn cũng là một thể nhẹ của mụn trứng cá. Mụn nằm sâu trong nang lông, khó chữa triệt để và dễ tái phát. Tuy không gây viêm. sưng hay nhức nhưng khiến bạn khó chịu, hư cấu trúc da và sẹo.
Dấu hiệu nhận biết: những nốt mụn nhỏ li ti, mọc thành từng cụm và lan rộng trên bề mặt da khiến da sần sùi, thô ráp. Mụn kích thước nhỏ, mọc thành đám, có xu hướng lan rộng.
Vị trí thường gặp: Mụn ẩn xuất hiện nhiều nhất là ở trên trán và dưới cằm.
Nguyên nhân:
- Dùng tay hay dụng cụ nặn mụn không sạch, không vệ sinh
- Dùng quá nhiều mỹ phẩm
- Thức khuya, ngủ không đủ giấc
- Chế độ ăn uống không khoa học
Các loại mụn viêm
Bên cạnh các loại mụn không viêm, sẽ là vô cùng thiếu xót nếu không nhắc đến tất cả các loại mụn viêm gây tình trạng khó chịu cho người bệnh.
Mụn bọc
Mụn bọc (mụn viêm) là thể nặng của mụn trứng cá, cứng, có chứa mủ màu trắng, có kích thước lớn và gây đau nhức, khó chịu. Thường xuất hiện trên trán, má và cằm hoặc cổ, lưng, ngực. Mụn bọc thường gây ra sẹo lõm, vết thâm khó chữa lành.
Dấu hiệu nhận biết: sưng to, màu đỏ, có nhiều mủ, bị viêm nhiễm sâu dưới da. Có nhiều loại mụn bọc: mụn bọc không nhân, mụn bọc bị chai, mụn bọc sưng không đầu, mụn bọc đầu trắng, mụn bọc máu, mụn bọc có mủ.
Đối tượng hay bị mụn bọc: tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, thời kỳ kinh nguyệt, người hay căng thẳng, mệt mỏi.
Vị trí thường xuất hiện: Mụn bọc có thế xuất hiện ở nhiều vùng da mặt gồm mũi trán, cằm, má.
Nguyên nhân:
- Thói quen ăn uống không hợp lý
- Do vi khuẩn P.acnes xâm nhập vào lỗ chân lông
- Thường xuyên sờ tay lên mặt
- Bít tắc lỗ chân lông
- Rối loạn hormone
- Sử dụng thuốc, mỹ phẩm nhiều.
Mụn nhọt
Khái niệm: Mụn nhọt là một tình trạng nhiễm trùng da. Mụn hình thành dưới da với các nốt mụn sưng, đau, có mủ.
Cách nhận biết:
- Các nốt mụn nhỏ sưng đỏ, kích thước mụn tăng dần
- Vùng da quanh nốt mụn có màu đỏ
- Bên trong mụn chứa mủ
- Nốt mụn có đầu trắng, có thể tự vỡ và chảy dịch ra ngoài.
Vị trí thường xuất hiện: Mụn nhọt có thế xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như vùng da mặt và những vùng da khác như nách, cổ, mông, đùi,…
Nguyên nhân:
- Bít tắc lỗ chân lông.
- Viêm nang lông.
- Dày sừng nang lông.
Mụn đinh râu
Mụn đinh râu (mụn đầu đinh) là loại mụn cực kỳ nguy hiểm, thường gặp ở người trưởng thành. Mụn hình thành ngay chân của những sợi râu, ban đầu chỉ nhỏ như đầu đinh sau bị bội nhiễm sẽ nặng hơn, kích thước to hơn và gây nguy hiểm sức khỏe.
Dấu hiện nhận biết: Mụn này thường xuất hiện quanh môi, miệng hoặc cằm. Từ nốt mụn nhọt độc, sưng đau, bưng mủ và có ngòi đen như đầu đinh sau mụn sẽ tấy đỏ, sưng đau nhứt nhiều hơn khiến người bệnh mệt mỏi, sốt cao >40 độ. Khi ấy, sẽ gây viêm, tắc tĩnh mạch, thậm chí là méo mồm và gây tử vong.
Vị trí thường xuất hiện: quanh môi, mũi, cằm.
Nguyên nhân:
- Sử dụng dụng cụ nặn mụn không khử trùng, dính bụi bẩn, vi khuẩn khiến da bị nhiễm trùng
- Da bị xước, vết thương hở nhiễm một số vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn kỵ khí.
Mụn nang
Mụn nang hay còn gọi là mụn u nang, là một biến thể của mụn trứng cá. Mụn phát triển từ sâu bên trong da thành những nốt sưng đỏ như những khối u trên bề mặt da. Mụn chứa đầy dịch mủ, gây đau nhức, khó chịu.
Cách nhận biết: Bạn cần phân biệt các loại mụn với mụn nang qua những dấu hiệu sau:
- Kích thước mụn lớn, nổi cộm trên da như u
- Cảm giác đau nhức
- Mụn mọc riêng lẻ hoặc mọc thành từng cụm
- Mụn có mủ bên trong.
Vị trí thường xuất hiện: Mụn nang xuất hiện trên da mặt và một số vùng da khác trên cơ thể cổ, lưng, ngực.
Nguyên nhân:
- Mụn nang do bã nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ gây viêm nang lông.
- Lạm dụng mỹ phẩm.
- Rối loạn hormone.
- Do di truyền.
- Căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên.
- Người mắc bệnh nội tiết.
Các loại mụn khác
Bên cạnh hai loại mụn viêm và không viêm như đã nêu trên, người ra còn kể ra một số loại mụn khác như dưới đây.
Mụn thịt
Mụn thịt là loại u lành tính, không ảnh hưởng sức khỏe và thường gặp ở người trưởng thành. Mụn không thể tự hết và dễ lây lan nhanh và gây mất thẩm mỹ, khiến da nhăn nheo, kém sắc và phá vỡ cấu trúc của da.
Dấu hiệu nhận biết: hay mọc ở quanh mắt, mông, cổ, nách, gò má, sau gáy, bụng, cơ quan sinh dục…Mụn thịt thường có màu trắng hoặc màu da, nhỏ liti với kích thước rất bé từ 1-3mm, hơi cứng và sần sùi, không đau, không ngứa.
Nguyên nhân:
- Rối loạn hormone, người có da dầu,
- Tia cực tím, sóng điện từ
- Stress, căng thẳng kéo dài
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ gây thiếu hụt dinh dưỡng cho da.
Mụn cóc
Mụn cóc hay còn được gọi là mụn hạt cơm. Mụn cóc là những u nhỏ lành tính, hình thành do nhiễm vi rút HPV, có thể gặp ở cả nam và nữ.
Cách nhận biết: Để phân biệt các loại mụn khác với mụn cóc, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
- Nốt mụn sần sùi nhỏ như hạt vừng hoặc to hơn như hạt đậu xanh
- Mụn có màu như màu da hoặc có mày trắng
- Có cảm giác da thô ráp khi sờ vào.
Vị trí thường xuất hiện: Mụn cóc có thể xuất hiện trên mặt, bàn tay, móng tay, lòng bàn chân, móng chân, mắt cá chân,…
Nguyên nhân:
- Vi rút HPV xâm nhập làm tổn thương da
- Do tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung khăn mặt, quần áo, giày dép với người bị mụn
- Lây lan lên các vùng da khác do thói quen nặn, cạy mụn.
Cần nhận diện đúng các loại mụn, tìm hiểu nguyên nhân trước khi tiến hành xử lý chúng. Trong trường hợp mụn có không có dấu hiệu cải thiện bạn cần tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn hướng xử lý phù hợp