Một trong những vấn đề da liễu được quan tâm nhiều nhất bởi các bạn trẻ hiện nay là cách trị mụn ẩn trên trán, bởi đây là một vị trí có nhiều yếu tố nguy cơ phát sinh mụn ẩn, bên cạnh đó còn mang tính thẩm mỹ cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thêm thông tin về cách xử lý mụn ẩn trên trán được các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyến nghị, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân gây ra mụn ẩn trên trán
Mụn ẩn trên trán là tình trạng mà nhiều người thường xuyên gặp phải. Bởi lẽ đây là vùng da tập trung nhiều tuyến bã nhờn, hoạt động mạnh và nó cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài, ví dụ như một số thói quen: vệ sinh không sạch (nhất là bởi vì trán là nơi tiếp xúc trực tiếp với nón bảo hiểm, mũ), để tóc mái….
Bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố góp phần ảnh hưởng đến sự hình thành mụn ẩn nói chung và trên trán nói riêng, cụ thể như:
Thay đổi nội tiết tố
Mụn ẩn đặc biệt phổ biến ở tuổi dậy thì do nồng độ hormone dao động đáng kể trong giai đoạn này.
Stress
Có một sự liên hệ giữa stress và sự bùng phát của mụn trứng cá, nhưng cơ chế giải thích cho điều này hiện vẫn chưa được làm rõ.
Thuốc men
Một số loại thuốc có thể gây ra mụn ẩn như một tác dụng phụ. Ví dụ bao gồm một số steroid, thuốc chống co giật, thuốc an thần hoặc lithium..
Vệ sinh kém
Không gội đầu và rửa mặt thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng tiết dầu trên trán và gây tắc nghẽn dẫn đến nổi mụn.
Các sản phẩm dành cho tóc
Một số sản phẩm dành cho tóc, chẳng hạn như gel, dầu hoặc sáp, có liên quan đến việc bùng phát mụn ẩn trên trán.
Kích ứng da
Sử dụng mỹ phẩm trang điểm trên trán hoặc mặc đội mũ, có thể gây kích ứng trán và cũng dẫn đến mụn ẩn. Việc thường xuyên chạm tay lên trán cũng có thể kích thích và làm nặng thêm tình trạng mụn.
Cách trị mụn ẩn trên trán tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên
Các biện pháp trị mụn ẩn tại nhà có thể được sử dụng độc lập đối với những trường hợp mụn ẩn không quá nghiêm trọng trên trán hoặc kết hợp cùng với các phương pháp điều trị khác.
5 cách trị mụn ẩn trên trán bằng các nguyên liệu thiên nhiên tại nhà như sau:
- Thoa trực tiếp dầu lô hội nguyên chất lên trán
- Trộn một vài giọt tinh dầu trà với nước, dùng bông tẩy trang thoa đều lên trán
- Trộn một phần tư giấm táo pha loãng với ba phần tư nước, sau đó thoa lên trán bằng một miếng bông
- Đắp mặt nạ để qua đêm: Trộn 2-3 muỗng cà phê gel lô hội với 3-4 giọt tinh dầu trà, thoa lên mặt, để qua đêm, rửa sạch vào buổi sáng, lặp lại hàng đêm đến khi tình trạng mụn được cải thiện
- Chườm ấm lên trán hai lần mỗi ngày, giúp loại bỏ bã nhờn dư thừa và cải thiện khả năng phục hồi
- Trị mụn ẩn trên trán bằng một số thuốc bôi tại chỗ
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mụn ẩn trên trán, liệu trình và phương pháp điều trị sẽ khác nhau đối với mỗi bệnh nhân, dưới đây là một số phương pháp được các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyến nghị
Điều trị mụn ẩn trên trán bằng thuốc bôi tại chỗ |
Các thuốc bôi tại chỗ là những lựa chọn đầu tay của bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị cho bệnh nhân bị mụn ẩn đến với phòng khám da liễu.
Các loại thuốc bôi trị mụn thông thường bao gồm:
- Benzoyl peroxide dạng kem hoặc gel: Chất khử trùng này làm giảm vi khuẩn trên da, đồng thời làm khô mụn ẩn.
- Axit salicylic cũng có thể làm giảm viêm, đồng thời thông tắc lỗ chân lông bằng cách loại bỏ lớp tế bào chết trên bề mặt da.
- Lưu huỳnh ngăn chặn vi khuẩn P. acnes và làm thông thoáng lỗ chân lông.
- Alpha Hydroxy Acids (AHAs) hoạt động bằng cách tẩy tế bào chết trên da.
- Retinoids dạng gel hoặc kem, chúng hoạt động bằng cách tăng tốc độ luân chuyển tế bào da và giảm sản xuất bã nhờn. Tretinoin và Adapalene là hai retinoid bôi ngoài da được sử dụng nhiều để điều trị mụn ẩn.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây mụn ẩn và giảm viêm. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh tại chỗ nếu sử dụng đơn độc sẽ ít mang lại hiệu quả. Cách tốt nhất là kết hợp chúng cùng với một loại sản phẩm trị mụn khác, chẳng hạn như benzoyl peroxide. Các loại thuốc kháng sinh tại chỗ phổ biến nhất điều trị mụn ẩn trên trán là clindamycin và erythromycin. Đối với dạng gel, bạn có thể bôi hai lần một ngày, hoặc nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn có thể bôi mỗi ngày một lần và theo dõi phản ứng của da trước khi chuyển sang hai lần một ngày.
Trị mụn ẩn trên trán bằng thuốc kháng sinh đường uống
Một số loại kháng sinh đường uống có thể được sử dụng để ức chế vi khuẩn, từ đó ứng dụng vào việc điều trị mụn ẩn mức độ từ trung bình đến nặng, các loại phổ biến nhất bao gồm:
– Clindamycin (chẳng hạn như Cleocin)
– Erythromycin (chẳng hạn như E-Mycin)
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh đường uống để điều trị mụn ẩn phải được các bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định, dựa trên tình trạng mụn, thể trạng, cũng như tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.
Một số phương pháp khác điều trị mụn ẩn trên trán
– Thuốc tiêm corticosteroid: Để loại bỏ u hoặc nốt mụn sâu và đau, bác sĩ da liễu có thể tiêm corticosteroid cho mụn ẩn, điều này giúp tăng tốc độ chữa lành và giảm nguy cơ để lại sẹo.
– Peel da hóa học: Peel da bằng hóa chất (peel retinol) là quy trình tái tạo bề mặt da hoạt động bằng cách loại bỏ các lớp trên cùng của da.
– Liệu pháp ánh sáng: Quang trị liệu với ánh sáng nhìn thấy, cụ thể là ánh sáng xanh, đã được chứng minh là có thể cải thiện tình trạng da trong trường hợp bị mụn ẩn.
Phòng ngừa mụn ẩn trên trán
Đối với tình trạng mụn ẩn trên trán, tốt nhất là duy trì các thói quen vệ sinh cá nhân thật tốt thay vì để mặc mụn viêm phát triển đến khi cần phải điều trị. Mặc dù ở một số trường hợp mụn ẩn có thể không tránh khỏi, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì, nhưng việc rửa mặt thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bùng phát đáng kể.
Các mẹo ngăn ngừa mụn ẩn trên trán khác bao gồm:
- Tránh đội mũ kín hoặc quần áo che trán
- Tránh sử dụng các sản phẩm mạnh trên trán
- Sử dụng tẩy tế bào chết trên khuôn mặt để làm sạch sâu da
- Tránh chạm, gãi hoặc nặn mụn trên trán
- Tẩy trang trước khi đi ngủ
- Tắm rửa ngay sau khi chơi thể thao hoặc bất kỳ hoạt động nào gây ra mồ hôi tích tụ trên trán
- Rửa tay thường xuyên trong ngày
- Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Tôi có nên cố nặn mụn ẩn trên trán không?
Đừng bao giờ cố nặn mụn ẩn, làm như vậy sẽ đẩy dầu và vi khuẩn vào sâu hơn, gây viêm nhiều hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đôi lúc việc cố tình nặn mụn ẩn cũng có thể dẫn đến sẹo mụn. Thay vì nặn mụn, hãy tìm cách để mụn có thể thoát ra khỏi da thông qua các phương pháp điều trị khác.
Câu 2: Điều trị mụn ẩn trên trán sau bao lâu thì hết?
Mụn ẩn thường biến mất sau khoảng một hoặc hai tuần với các phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể tồn tại dưới da của bạn trong vài tháng, gây đau và kích ứng. Thậm chí trong một số trường hợp nghiêm trọng, dầu và tế bào da chết có thể làm bít lỗ chân lông sâu dưới da, ngăn vi khuẩn và gây nhiễm trùng. Chính vì thế, để điều trị tốt nhất và triệt để tình trạng mụn ẩn trên trán, hãy tìm đến các cơ sở chuyên trị mụn uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể bạn nhé!