Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024
dịch vụ lấy nhân mụn chuẩn y khoa
HomeĐiều Trị MụnChế độ sinh hoạt cho người bị mụn

Chế độ sinh hoạt cho người bị mụn

Mụn trứng cá là một trong những vấn đề về da liễu phổ biến nhất thường gặp trong cộng đồng, gây ra sự khó chịu, mất thẩm mỹ và tự tin cho người bệnh. Có rất nhiều cách để phòng ngừa và điều trị mụn, trong đó việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho người bị mụn là hết sức quan trọng, hãy cùng tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Chế độ sinh hoạt cho người bị mụn
Chế độ sinh hoạt cho người bị mụn

Nguyên nhân gây mụn

Mụn là bệnh lý về da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi dậy thì và thanh thiếu niên. Tuy chúng không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe nhưng gây khá nhiều sự bất tiện cho cuộc sống hằng ngày, làm mất vẻ tự tin cho nhiều người. Bản chất mụn là những nốt có kích thước khác nhau nổi cộm trên da, thường sẽ xuất hiện ở các vị trí như mặt, lưng, cằm, cổ, ngực, mông và bộ phận sinh dục,… 

Một số nguyên nhân gây mụn phổ biến có thể kể đến như:

  • Căng thẳng, rối loạn lo âu: căng thẳng, lo lắng là một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá phổ biến ở phụ nữ. Mức độ căng thẳng cao có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá vì căng thẳng có thể gây ra sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt có liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt. Đây là lý do hầu hết phái đẹp thường gặp tình trạng mụn bùng phát trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chế độ ăn: Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá. Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể gây ra mụn bọc và các dạng mụn khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiết lộ rằng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai cũng là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá.
  • Gen: tình trạng mụn nặng có thể di truyền, thường gặp trong gia đình có người thân bị mụn trứng cá nặng nề.
  • Thuốc: Một số loại thuốc không tốt cho làn da của chúng ta. Một số loại thuốc có thể khiến tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn.
  • Mỹ phẩm: Không có gì lạ khi mỹ phẩm gây nên mụn bọc và mụn trứng cá. Một số mỹ phẩm gây bít lỗ chân lông hoặc gây kích ứng có thể dẫn đến hình thành mụn trứng cá.
  • Hormone: Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt và tuổi dậy thì có thể góp phần vào sự hình thành của mụn trứng cá. Tuổi dậy thì dẫn đến sự gia tăng hormone tình dục được gọi là androgen khiến nang da trở nên to hơn và tiết ra nhiều bã nhờn hơn. 
  • Nhân tố môi trường: Sự tắc nghẽn vật lý của nang da có thể làm tình trạng mụn trứng cá thêm nặng nề. Tắc nghẽn này do môi trường sinh sống và làm việc quá nhiều bụi bẩn, cộng với việc vệ sinh cơ thể và da mặt không sạch sẽ. 

Chế độ sinh hoạt cho người bị mụn

Như đã nêu trên, trong số các nguyên nhân gây mụn có rất nhiều yếu tố liên quan đến cách thức sinh hoạt và ăn uống của người bệnh, chính vì thế, việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa và điều trị mụn. 

Chế độ sinh hoạt cho người bị mụn
Chế độ sinh hoạt cho người bị mụn

Một số lưu ý về chế độ sinh hoạt cho người bị mụn được tuân thủ để giúp phòng ngừa và điều trị mụn tốt hơn, có thể kể đến như:

  • Chăm sóc da đúng cách
  • Chế độ ăn uống khoa học
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên
  • Điều chỉnh môi trường sống
  • Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng tốt
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Tránh nắng kỹ
  • Không nặn mụn, không chà xát vào vùng da mụn
  • Thực hiện các phương pháp điều trị mụn chuẩn y khoa, an toàn
  • Theo dõi tình trạng da

Dưới đây là những gợi ý cụ thể giúp bạn xây dựng được chế độ sinh hoạt khoa học cho người bị mụn

Chăm sóc da đúng cách

  • Sử dụng sản phẩm làm sạch da nhẹ nhàng, không chứa các chất tạo bọt mạnh.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Tránh sử dụng sản phẩm chứa hương liệu hoặc thành phần có thể gây kích ứng da.

Chế độ ăn uống khoa học

  • Ăn một chế độ ăn cân đối với nhiều rau xanh, trái cây và các nguồn protein tự nhiên.
  • Tránh ăn thức ăn có chỉ số gắp mặt cao, như thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ chiên và thức ăn có nhiều đường.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thức uống có gas, cafein và các đồ uống có nhiều đường.

Vệ sinh cá nhân thường xuyên

  • Rửa mặt hai lần mỗi ngày bằng nước ấm và sữa rửa mặt nhẹ nhàng.
  • Tránh chà xát mạnh mặt và không nặn mụn.
  • Thay đổi khăn mặt hàng ngày và không chia sẻ khăn mặt với người khác.

Điều chỉnh môi trường sống

  • Đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ, không bụi và không nồng độ ô nhiễm cao.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất, hóa mỹ phẩm và thuốc nhuộm.
  • Giữ da được thông thoáng bằng cách sử dụng áo mặc thoáng khí và thường xuyên giặt giũ đồ vải.

Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng tốt

Giấc ngủ có vai trò rất lơn trong việc phục hồi cơ thể và hệ thần kinh, theo đó làn da cũng được phục hồi và có sức đề kháng tốt hơn, da mịn màng hơn khi chúng ta ngủ đủ giấc. Hãy đảm bảo ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày để giúp làn da được phục hồi nhanh chóng. Đồng thời ngủ sớm. Hiệp hội Giấc ngủ Anh Sleep Council cho rằng khoảng thời gian 22 – 23 giờ đêm là thời điểm lý tưởng để cơ thể được phục hồi về cả thể chất, tâm hồn.

Kiểm soát căng thẳng

  • Thực hành các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thể dục, thiền, và những hoạt động giúp thư giãn.
  • Tránh các tác nhân gây căng thẳng như thiếu ngủ, áp lực công việc và xung đột gia đình.

Tránh nắng kỹ

  • Sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng SPF cao, từ 30-50 để đảm bảo làn da được bảo vệ tối ưu
  • Sử dụng kem chống nắng dành riêng cho da mụn, không gây bít tắc, không chứa chất sinh nhân mụn.

Không nặn mụn, không chà xát vào vùng da mụn

  • Tránh việc nặn hoặc bóp mụn vì có thể gây viêm nhiễm, sẹo và tăng nguy cơ tái phát mụn.
  • Không cọ mạnh, chà xát vùng da bị mụn vì điều này có thể gây tổn thương và kích ứng da.
  • Tránh sử dụng bàn chải cứng, khăn tắm cứng, hoặc các sản phẩm tẩy tế bào chết quá mạnh.

Thực hiện các phương pháp điều trị mụn chuẩn y khoa, an toàn

  • Nếu mụn nặng hoặc không tự điều trị được, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
  • Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc, kem, thuốc uống hoặc liệu pháp laser, peel da, lăn kim… để điều trị mụn.

Theo dõi tình trạng da

  • Chú ý theo dõi sự thay đổi của mụn trên da và tìm hiểu về các sản phẩm hoặc thói quen sinh hoạt có thể gây tổn hại cho da.
  • Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Việc xây dựng chế độ sinh hoạt cho người bị mụn cần tuân thủ theo nguyên nhân bị mụn của từng người. Việc tìm hiểu và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn nhận được những lời khuyên và phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng da của mình.

Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vy
Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vyhttps://cachtrimun.net/
Tham vấn y khoa bài viết: Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vy
Bài viết gần đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan