Liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao, hay còn gọi là IPL, là một trong các thủ thuật công nghệ cao được ứng dụng nhiều trong điều trị vấn đề về da liễu nói chung và trị mụn trứng cá nói riêng. Bài viết dưới đây O2 SKIN sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về IPL như khái niệm, quy trình, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ và những lưu ý khi điều trị.
IPL là gì? Cơ chế điều trị của IPL
Trước khi tìm hiểu về những công dụng mà IPL mang lại, chúng ta phải nắm rõ khái niệm và cơ chế của IPL là gì
Liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao (IPL), hay còn gọi là quang phổ, là một cách để cải thiện màu sắc và kết cấu của làn da của bạn mà không cần phẫu thuật. Nó có thể giúp da được phục hồi sau một số thiệt hại có thể nhìn thấy được do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, công nghệ IPL cũng được chứng minh là có tác dụng điều trị đối với mụn trứng cá và các loại sẹo mụn do nó gây ra bên cạnh nhiều phương pháp điều trị mụn trứng cá như Isotretinoin, liệu pháp laser, peel da bằng hóa chất.
IPL không phải là một loại phẫu thuật, nó gần như không gây đau và không cần thời gian nghỉ dưỡng để phục hồi. Thậm chí phương pháp điều trị IPL còn có thể giải quyết đồng thời nhiều mối lo ngại khác nhau liên quan đến mụn trứng cá. Liệu pháp này thường được áp dụng chủ yếu trên mặt, cổ, tay hoặc ngực.
Cơ chế hoạt động của IPL
Cơ chế điều trị của công nghệ IPL chính là sử dụng các quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể để tạo ra những thay đổi đáng kể cho vùng da được nhắm mục tiêu.
IPL là loại quang phổ được ưa chuộng vì nó sử dụng nguồn ánh sáng phổ rộng phát ra với cường độ cao tại các khu vực mụn tiêu, làm cho nó trở thành phương pháp điều trị có thể áp dụng cho nhiều vấn đề về da, bao gồm mụn trứng cá, đốm đồi mồi, mụn trứng cá viêm, sẹo mụn, v.v.
Không giống như quy trình laser thông thường chỉ sử dụng một bước sóng ánh sáng duy nhất, điều trị IPL bao gồm một tập hợp các bước sóng ánh sáng xung khác nhau, điều này làm cho chúng được phân tán thâm nhập vào các lớp sâu hơn của da bên dưới mụn và nếp nhăn mà không gây tổn thương đến lớp trên cùng.
Khi các xung chạm vào da, năng lượng sẽ được hấp thụ bởi các tế bào sắc tố và chuyển thành nhiệt. Sức nóng này bên dưới bề mặt da có thể phá hủy các đốm, tàn nhang, nang lông và vi khuẩn có thể gây ra mụn cho bệnh nhân.
Riêng đối với điều trị mụn trứng cá, phương pháp điều trị bằng ánh sáng IPL thường sử dụng ba bộ lọc hoặc bước sóng: 420 nm hoặc ánh sáng xanh, 560 nm ánh sáng vàng và 590 nm ánh sáng đỏ. Ba bộ lọc này cung cấp các thuộc tính riêng của chúng:
- 420 nm (ánh sáng xanh): Tiêu diệt một số vi khuẩn gây mụn.
- 560 nm (ánh sáng vàng): Làm dịu các tổn thương mụn sưng tấy.
- 590 nm (ánh sáng đỏ): Làm tê liệt các tuyến dầu hoạt động quá mức trên da.
Chỉ định và chống chỉ định đối với điều trị IPL
Vậy với khái niệm công nghệ IPL là gì đã được nêu ở trên thì chỉ định và chống chỉ định của bắn IPL là gì, cùng tìm hiểu bạn nhé!
Chỉ định
Liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao (IPL) được sử dụng trong một số trường hợp như sau:
- Điều trị mụn trứng cá và sẹo mụn: giảm đau, giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn, chữa lành tổn thương do mụn.
- Triệt lông, làm se khít lỗ chân lông: Ánh sáng IPL tác động trực tiếp vào nang lông.
- Trẻ hóa làn da: xóa nếp nhăn.
- Điều trị các rối loạn sắc tố, rối loạn mạch máu trên da, trị thâm mụn hiệu quả
- Điều trị rạn da, vết đồi mồi, tàn nhang, các vết bớt, vết rạn da.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân tiểu đường và hội chứng buồng trứng đa nang.
- Phụ nữ mang thai và thời kì mãn kinh.
- Người có cơ địa sẹo lồi.
- Bệnh nhân đang hóa trị.
- Sử dụng các loại thuốc tăng khả năng nhạy cảm với ánh sáng như retin-A, thuốc trị mụn, thuốc chống ung thư, thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ, thuốc an thần, thuốc kháng histamin, kháng sinh, hypoglycemics và các thuốc kháng viêm không steroid.
- Cháy nắng.
Quy trình thực hiện IPL như thế nào?
Tùy cơ sở điều trị mà sẽ có quy trình khác nhau. Dưới đây là một số bước cơ bản khi điều trị với IPL:
- Khám soi da và chỉ định điều trị: Khi bạn đến phòng khám, các chuyên gia sẽ tiến hành khai thác thông tin để xem bạn có phù hợp để thực hiện liệu pháp này hay không.
- Làm sạch da và thoa gel, gây tê: Nếu có, đến buổi hẹn thực hiện kỹ thuật, các kỹ thuật viên hoặc bác sĩ sẽ thoa gel lên vùng da sạch của bạn, sau đó tiến hành gây tê trên da.
- Bảo vệ mắt: Bạn sẽ phải đeo kính đen để bảo vệ mắt trước các tác hại của ánh sáng.
- Điều trị với IPL: Lúc này thiết bị IPL cầm tay sẽ được đưa lên các vùng da đích điều trị trên cơ thể bạn.
Thời gian điều trị: Một phiên có thể sẽ kéo dài 20 hoặc 30 phút. Bên cạnh đó, các khu vực rộng lớn có thể mất một giờ hoặc hơn.
Số lần điều trị lặp lại cho đến khi đạt hiệu quả: Hầu hết mọi người sẽ tiến hành từ ba đến bảy lần, cách nhau mỗi 2-4 tuần, phụ thuộc vào tình trạng bạn đang điều trị. Có thể mất vài tuần để bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trên da của mình.
Các lưu ý khi điều trị bằng liệu pháp IPL
Trong quá trình điều trị bằng liệu pháp ánh sáng IPL, có một số điều bạn cần lưu ý trước và sau điều trị.
Trước điều trị không nên:
- Tắm nắng trong 4 tuần trước khi điều trị.
- Wax, hoặc peel da bằng hóa chất hay tiêm collagen trong 2 tuần trước đó.
- Xịt nước hoa, trang điểm, sử dụng chất khử mùi hoặc bất kỳ chất gây kích ứng da nào.
- Dùng Aspirin hoặc một loại thuốc khác có thể khiến bạn chảy máu nhiều hơn
- Dùng bất kỳ loại thuốc nào khiến bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời; ví dụ, thuốc kháng sinh Doxycycline
Lưu ý sau khi bắn IPL
Dưới đây là một số lưu ý sau khi thực hiện điều trị với IPL. Bạn sẽ được bác sĩ dặn dò để có một làn da hoàn hảo nhất sau khi điều trị.
Lưu ý sau khi điều trị với IPL:
- Bạn có thể cảm thấy như bị cháy nắng trong vòng 4-6 giờ sau khi hoàn thành. Chườm đá hoặc khăn mát có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Da của bạn có thể đỏ hoặc trong một hoặc hai ngày. Một số đốm nâu của bạn có thể sẫm màu hơn, nhưng chúng sẽ bong ra trong vòng vài tuần.
- Đừng trang điểm nếu da bạn bị đau.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống nắng để bảo vệ da. Hãy chắc chắn rằng nó có SPF ít nhất là 30 và một chất ngăn chặn vật lý như kẽm. Bôi lại sau mỗi 2 giờ, ngay cả khi ngoài trời không có nắng.
- Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm.
Bác sĩ da liễu có thể cho bạn biết khi nào là an toàn để trở lại thói quen chăm sóc da bình thường, thường có thể mất một đến hai tuần.