Hiện nay, bên cạnh các phương pháp truyền thống để điều trị mụn trứng cá thì cũng có rất nhiều phương pháp kỹ thuật cao được sử dụng như peel da hóa học, tiêm steroids, lăn kim trị mụn,… Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm, cách thức tác động lên da và ứng dụng của phương pháp lăn kim trị mụn bạn nhé!
Lăn kim trị mụn là gì?
Trước tiên, điều quan trọng và căn bản nhất cần tìm hiểu chính là khái niệm lăn kim trị mụn là gì.
Phương pháp lăn kim là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu tác động lên làn da của bạn, tận dụng phản ứng tự chữa lành của cơ thể để khắc phục các vấn đề liên quan đến mụn trứng cá. Bản chất kỹ thuật lăn kim trị mụn là dùng các đầu kim rất nhỏ đưa lên da tạo ra các tổn thương giả, thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen và elastin cũng như tăng cường nuôi dưỡng vi mô tại vùng tổn thường, từ đó làm trẻ hóa tăng tính đàn hồi và sức sống cho vùng da được tác động.
Thủ thuật lăn kim có thể được thực hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất với lăn kim trị mụn là ở da mặt. Phương pháp này có thể được sử dụng với nhiều loại mụn như lăn kim trị mụn ẩn, hay lăn kim trị thâm mụn. Một người có thể cần một liệu trình gồm nhiểu phiên lăn kim để có được hiệu quả tối đa, tùy theo tình trạng da và chỉ định của bác sĩ da liễu sau khi thăm khám trực tiếp.
Cơ chế và tác dụng của lăn kim trị mụn
Vậy với khái niệm nói trên thì tác dụng của lăn kim trị mụn dựa trên cơ chế như thế nào, hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!
Như đã trình bày ở trên, lăn kim trị mụn dựa trên việc sử dụng các đầu kim nhỏ tạo tổn thương giả trên da. Lúc này, các dưỡng chất như vitamin hay các hoạt chất điều trị mụn, thông qua những vi điểm tạo ra bởi dụng cụ lăn kim có thể thâm nhập vào sâu trong da và mang đến hiệu quả. Tùy vào các loại dưỡng chất sử dụng từ đó sẽ mang đến những hiệu quả tương ứng. Thông thường, đối với làn da mụn, các chuyên viên sẽ sử dụng tinh chất đặc trị mụn để di dưỡng vào da, nhằm khắc phục tình trạng mụn, khô cồi mụn, đẩy mụn ra ngoài và phục hồi làn da bị tổn thương do mụn nhanh chóng.
Ngoài ra, phương pháp lăn kim còn tạo ra tín hiệu dẫn truyền tới hệ thần kinh, thúc đẩy nó thiết lập quá trình chữa lành tổn thương tại vùng da tác động. Lúc này cơ thể có phản ứng tăng sinh các mô liên kết chứa collagen và elastin, lấp đầy tổn thương, tập trung phân phối máu và các chất nuôi dưỡng cần thiết cho vùng da điều trị. Từ đó, phương pháp lăn kim còn có tác dụng trong trị sẹo rỗ, se khít lỗ chân lông, căng mịn và trẻ hóa làn da. Bên cạnh đó, với quá trình tái tạo các tế bào da mới thì sẽ làm giảm các vết sắc tố trên da, điều trị vết thâm do mụn hoặc các yếu tố khác.
Quy trình lăn kim trị mụn
Nhìn chung lăn kim trị mụn là một phương pháp tương đối đơn giản, ít xâm lấn, tuy nhiên muốn thực hiện nó cần phải tuân thủ theo các bước và nguyên tắc khác nhau.
Thăm khám người bệnh
Trước khi tiến hành quy trình lăn kim, bác sĩ chuyên khoa da liễu cần khai thác thông tin và tình trạng da của người bệnh, từ đó đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân có nên lăn kim trị mụn không.
Ai nên thực hiện lăn kim trị mụn?
Những trường hợp có thể thực hiện lăn kim là:
- Các loại mụn ở mức độ nhẹ như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn cám, mụn ẩn, mụn trứng cá không viêm…
- Sẹo thâm, sẹo rỗ lâu năm
- Da dày sừng, tế bào chết dày đặc, da sần sùi, lỗ chân lông to,
- Sạm, nám, không đều màu da
- Dấu hiệu lão hóa như vết nhăn, vết chân chim, …
Ai không nên thực hiện lăn kim trị mụn?
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể được thực hiện quy trình lăn kim, trong một số trường hợp không thể tiến hành như:
- Da quá mỏng, mao mạch hiện rõ dưới da.
- Da đang bị viêm do mụn viêm hay dị ứng, nhiễm corticoid.
- Da quá nhạy cảm và thiếu hụt collagen do các bệnh lý khác.
- Da bị mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc quá nặng nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Người bị dị ứng sản phẩm hỗ trợ hoặc dưỡng chất.
Quy trình lăn kim trị mụn
Tương tự như quy trình lăn kim trị sẹo rỗ, Lăn kim trị mụn được thực hiện với 5 bước chuẩn y khoa như sau
- Bước 1: Tẩy trang và rửa mặt thật sạch
- Bước 2: Ủ thuốc tê để giảm đau khi bác sĩ tiến hành lăn kim. Tiến hành bôi đều kem lên vùng da cần lăn, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, ủ trong khoảng 45 phút.
- Bước 3: Bác sĩ tiến hành lăn kim (Tùy tình trạng mụn, bác sĩ sẽ chọn kim lăn có kích thước phù hợp)
- Bước 4: Đưa các dưỡng chất lên trên da để điều trị
- Bước 5: Chườm đá và làm sạch mặt để giúp da sau khi lăn kim, giảm đau rát.
Nếu lăn kim ở cấp độ nông, bệnh nhân có thể được các điều dưỡng/ kỹ thuật viên thực hiện thay vì bác sĩ. Bởi thủ thuật lăn kim nông tương đối an toàn, tuân thủ đúng tiêu chuẩn y khoa bạn sẽ không cần phải lo lắng về các trường hợp rủi ro sau lăn kim.
Chăm sóc da sau lăn kim
Công tác chăm sóc da sau khi lăn kim cũng rất quan trọng giúp phát huy tối đa công dụng và hiệu quả điều trị của thủ thuật
Trong 3 ngày đầu tiên:
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da mới lăn mỗi ngày bằng bông tẩy trang. Lưu ý không thao tác mạnh hoặc chà xát để tránh làm da bị thương tổn nặng nề hơn nữa. Áp dụng 2 – 3 lượt mỗi ngày.
- Không sử dụng bất kì sản phẩm nào lên khu vực lăn kim. Lưu ý tránh nắng hoàn toàn và hạn chế sử dụng máy tính.
Sau 3 ngày
Da bắt đầu có hiện tượng khô lại. Bạn có thể rửa mặt với nước, tuy nhiên vẫn nên lưu ý thao tác nhẹ nhàng để da không bị thương tổn.
Sau 1 tuần
- Chỉ rửa mặt với nước ấm, không sử dụng sữa rửa mặt hay bất kì sản phẩm skincare nào khác.
Chăm sóc da sau quy trình lăn kim trị mụn
- Sử dụng kem hỗ trợ phục hồi như bác sĩ chỉ định và tư vấn.
- Dùng kem chống nắng sau 1 tuần lăn kim. Ưu tiên các loại có chỉ số SPF 50+, thoa trước khi ra ngoài 20 – 30 phút và dặm lại khoảng 3 – 4 giờ một lần.
Tác hại của lăn kim trị mụn? Lăn kim trị mụn có đau không?
Đây là 2 câu hỏi thường gặp nhất đối với những người còn băn khoăn về thủ thuật lăn kim. Thủ thuật lăn kim nếu không được thực hiện đúng cách ở những cơ sở y tế không uy tín và thiếu chuyên môn sẽ gây đau, bầm tím, chảy máu cho người bệnh. Chính vì thế, để không gặp phải các tác hại gây trên, bạn cần lựa chọn phòng khám da liễu chất lượng, uy tín, có bác sĩ da liễu thực hiện, đảm bảo quá trình lăn kim được thực hiện không hề gây đau mà còn mang lại hiệu quả điều trị cao.
Các lưu ý sau lăn kim?
Bên cạnh các lưu ý chăm sóc da sau lăn kim, cũng còn một số lưu ý khác liên quan đến chế độ ăn và sinh hoạt như:
Chú ý về chế độ ăn uống
Hãy bổ sung nhiều các loại rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin C để thúc đẩy tiến trình hồi phục. Bên cạnh đó, các món ăn giàu protein, đạm cũng cần được thêm vào thực đơn hàng ngày để giúp làn da lành thương nhanh chóng.
Ngoài các thực phẩm nên ăn thì bạn cũng cần tránh một số nhóm thực phẩm dễ để lại sẹo như rau muống, hải sản, đồ tanh, thịt gà, thịt bò, đồ uống có cồn, chất kích thích,… Hãy kiêng ít nhất 3 – 4 tuần cho đến khi da hoàn toàn hồi phục.
Chú ý chế độ sinh hoạt khoa học
Thời gian mới lăn kim xong tuyệt đối không nên thức khuya để da có thời gian hồi phục và tái tạo. Hãy đi ngủ sớm, trước 11 giờ và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng để làn da được chăm sóc tốt nhất.
Trị mụn ở đâu uy tín là điều mà nhiều bạn đang tìm kiếm khi có nhu cầu trị mụn chuẩn y khoa. Trong trường hợp bạn muốn được điều trị mụn với quy trình chuẩn y khoa và các phương pháp khoa học hãy liên hệ với Phòng khám da liễu chuyên trị mụn để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị cá nhân hóa để tối ưu về hiệu quả, giúp bạn sớm có một làn da mịn màng, sạch mụn.