Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
dịch vụ lấy nhân mụn chuẩn y khoa
HomeĐiều Trị MụnCách Trị MụnMụn mủ là gì? Cách trị mụn mủ và cách phòng ngừa

Mụn mủ là gì? Cách trị mụn mủ và cách phòng ngừa

Mụn mủ là một trong những loại mụn nghiêm trọng và gây khó khăn cho việc điều trị nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về bản chất, nguyên nhân và phương pháp điều trị đối với mụn mủ.

Mụn mủ là gì? Cách trị mụn mủ và cách phòng ngừa
Mụn mủ là gì? Cách trị mụn mủ và cách phòng ngừa

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân và các phương pháp điều trị đối với mụn mủ, ta cần biết bản chất khái niệm mụn mủ là gì.

Mụn mủ là gì?

Mụn mủ là một thể viêm của mụn trứng cá với sự xuất hiện của những nốt mụn có đầu nhân mủ trắng hoặc vàng, mà bản chất là xác bạch cầu đa nhân trung tính. Loại mụn này thường có đầu nhân nổi rõ lên trên bề mặt da, lớp da bên ngoài mụn khá mỏng nên rất dễ bị vỡ khi bị tác động trực tiếp. Khi mụn vỡ, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn có trong dịch máu, mủ có thể lây lan và gây mụn tại các vùng da khỏe mạnh khác.

Mụn mủ là gì?
Mụn mủ là gì?

Mụn mủ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên khuôn mặt, trong đó mỗi một vị trí lại thể hiện cho một vấn đề sức khỏe nhất định. Một số vị trí mụn mủ thường xuất hiện trên mặt phải kể đến như: ở cằm và xung quanh miệng, mũi, má, trán, quai hàm, thái dương.

Chúng gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe da cũng như vấn đề thẩm mỹ của bạn.

Các nguyên nhân gây nên mụn mủ

Mụn mủ hình thành trên da do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung các nguyên nhân của có thể được khái quát dưới đây.

Các nguyên nhân gây ra mụn mủ
Các nguyên nhân gây ra mụn mủ

Các nguyên nhân gây mụn mủ: 

  • Yếu tố sinh lý: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tăng sừng hóa và vi khuẩn C.acnes phát triển
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
  • Làm việc và sinh hoạt kém khoa học
  • Vệ sinh da mặt không đúng cách
  • Thay đổi hormone
  • Một số nguyên nhân khác: Môi trường ô nhiễm, mỹ phẩm không phù hợp hoặc kém chất lượng

Chi tiết từng nguyên nhân sẽ được phân tích với các thông tin bên dưới, mời bạn đọc cùng theo dõi tiếp bài viết nhé!

Yếu tố sinh lý

Các yếu tố sinh lý gây ra tình trạng mụn mủ ở da mặt có thể kể đến như:

  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức:

Tuyến bã nhờn trên da có tác dụng dưỡng ẩm, giữ ẩm và bôi trơn làn da. Bã nhờn là dấu hiệu sinh lý bình thường trong cơ thể. Tuy nhiên, vì lý do nào đó tuyến bã nhờn hoạt động quá mức có thể gây bít tắc lỗ chân lông và gây nên mụn.

  • Sự bong tróc của các tế bào da chết:

Làn da sẽ liên tục làm mới trong suốt cuộc đời, các tế bào da chết sẽ bong tróc và thay thế bằng tế bào da mới. Tuy nhiên, đôi khi quá trình này sẽ biến đổi bất thường, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Lúc này, vi khuẩn và dầu nhờn thừa kết hợp lại sẽ gây nên mụn mủ, mụn trứng cá. 

  • Tăng sinh của vi khuẩn:

Mụn mủ thường có liên quan đến vi khuẩn gây mụn là Propionibacteria acnes. Vi khuẩn này thông thường tồn tại một lượng ít trên da. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn tăng sinh quá mức sẽ dẫn đến tình trạng viêm sưng, nổi mụn và kích ứng làn da. 

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể có hệ thống đề kháng khỏe mạnh, tái tạo tế bào mới và phục hồi tế bào tổn thương nhanh chóng. Ngược lại, khi ăn uống thiếu khoa học, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress kéo dài và hệ thống miễn dịch làm việc kém hiệu quả. Đây là nguyên nhân gây ra những nốt sẩn đỏ trên da mặt và lâu dần hình thành những nốt mụn mủ, mụn bọc bị chai, mụn trứng cá.

Cụ thể, thường xuyên ăn các thực phẩm chiên xào, đồ ăn cay nóng, chất kích thích sẽ khiến gan thận bị ảnh hưởng. Từ đó gây ra tình trạng thiếu nước và làm tăng hoạt động sản xuất bã nhờn gây nên mụn. 

Làm việc và sinh hoạt kém khoa học

Mụn mủ thường xuyên xảy ra ở những người làm việc liên tục, ít có thời gian nghỉ ngơi và thức khuya. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến hàng rào bảo vệ da yếu đi, tạo điều kiện cho những tác nhân có hại xâm nhập và gây viêm nhiễm da.

Cụ thể, buổi tối đi ngủ là khoảng thời gian để làn da nghỉ ngơi và đào thải độc tố. Nếu thường xuyên thức khuya thì sẽ gây rối loạn nội tiết tố và làn da không được tái tạo đúng cách. Điều này là nguyên nhân gây nên các nốt mụn đỏ, mụn mủ ảnh hưởng đến làn da.

Vệ sinh da mặt không đúng cách

Vệ sinh da mặt không đúng cách cũng là nguyên nhân phổ biến gây nổi mụn trên da. Nhiều người cho rằng chỉ cần rửa mặt với nước là làn da đã đủ sạch. Tuy nhiên, thực tế thì rửa mặt với nước chỉ làm sạch lớp ngoài, còn vi khuẩn, bụi bẩn ẩn sâu trong các lỗ chân lông thì không được loại bỏ. Thói quen này kéo dài sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm và nổi mụn trên da.

Ngoài ra, trong quá trình rửa mặt, bạn không nên chà xát quá mạnh gây tổn thương da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Thay đổi hormone

Thay đổi hormone gây ra mụn là tình trạng thường xuyên xảy ra ở người trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú… Cùng với đó là chức năng gan thận suy yếu hoặc hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến sự tích tụ của các loại độc tố trên da.

Khi rối loạn hormone, da sẽ tiết nhiều bã nhờn hơn bình thường làm bít tắc lỗ chân lông và sản sinh ra mụn.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, mụn mủ có thể xảy ra do một số nguyên khác, có thể kể đến như:

  • Dùng các mỹ phẩm kém chất lượng: Chọn các mỹ phẩm kém chất lượng cũng là nguyên nhân khiến da hình thành mụn, thậm chí còn gây ra các bệnh da liễu nguy hiểm khác. Chính vì thế, để bảo vệ làn da, bạn nên lựa chọn các dòng mỹ phẩm phù hợp với da mặt, có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng. 
  • Tác động từ môi trường: Thường xuyên làm việc trong môi trường bụi bẩn, khói bụi, nắng nóng là điều kiện thích hợp khiến vi khuẩn trên da phát triển mạnh. Từ đó dễ gây nên hiện tượng viêm nhiễm và hình thành mụn trên da.

5 Cách trị mụn mủ thường xuyên được áp dụng

Có rất nhiều cách trị mụn mủ, bao gồm những phương pháp trị mụn mủ tại nhà, trị mụn mủ bằng thuốc bôi, thuốc uống và các liệu pháp kỹ thuật cao.

Có một vài phương pháp điều trị mụn mủ bằng những sản phẩm thiên nhiên có thể được áp dụng. 

5 Cách trị mụn mủ thường xuyên được áp dụng: 

  1. Cách trị mụn mủ tại nhà bằng nha đam
  2. Cách trị mụn mủ tại nhà bằng mật ong và lá trà xanh
  3. Cách trị mụn mủ tại nhà bằng bạc hà
  4. Trị mụn mủ bằng thuốc bôi, thuốc uống
  5. Một số liệu pháp kỹ thuật cao trị mụn mủ

Ngoài ra trong một số trường hợp mụn nặng và số lượng nhiều, cần thêm các phương pháp điều trị chính thống, chuẩn y khoa như thuốc và các phương pháp kỹ thuật cao. Cùng xem chi tiết dưới đây nhé!

  1. Cách trị mụn mủ tại nhà bằng nha đam

Nha đam có chứa nhiều vitamin E với công dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Nha đam thường được dân gian sử dụng để điều trị sẹo và ngăn ngừa các nốt mụn hình thành trên da.

Cách trị mụn mủ tại nhà bằng nha đam
Cách trị mụn mủ tại nhà bằng nha đam

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch nha đam và ép lấy nước.
  • Rửa mặt thật sạch với nước ấm rồi thoa đều nước ép nha đam lên vùng da bị mụn.
  • Bạn nên thoa trước khi đi ngủ, để qua đêm rồi rửa mặt vào sáng hôm sau. 
  1. Cách trị mụn mủ tại nhà bằng mật ong và lá trà xanh

Mật ong là dược liệu thiên nhiên có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn, làm mờ thâm nám. Đồng thời giúp kiểm soát dầu nhờn trên da mặt. Tương tự như mật ong, trà xanh cũng có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, kháng khuẩn tốt và ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi. Khi kết hợp hai dược liệu này, bạn sẽ có một bài thuốc trị mụn hiệu quả tại nhà.

Cách trị mụn mủ bằng trà xanh và mật ong
Cách trị mụn mủ bằng trà xanh và mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trà xanh và cho vào nồi đun sôi thành nước trà.
  • Bạn để nước trà xanh nguội rồi cho vào 1 – 2 muỗng mật ong. 
  • Khuấy đều hỗn hợp trên và uống để thanh lọc cơ thể, giảm chất nhờn bài tiết trên da.
  • Người bệnh nên uống hỗn hợp này đều đặn vào mỗi buổi sáng.
  1. Cách trị mụn mủ tại nhà bằng bạc hà 

Bạc hà là một dược liệu thiên nhiên có chứa hoạt chất acid salicylic. Chất này có công dụng tiêu diệt hết các loại mụn nổi trên da. Ngoài ra, lá bạc hà còn giúp bạn sở hữu làn da căng bóng, tràn đầy sức sống.

Cách trị mụn mủ tại nhà bằng bạc hà 
Cách trị mụn mủ tại nhà bằng bạc hà

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá bạc hà, xay nhuyễn cùng với một ít dưa chuột.
  • Bạn cho thêm một ít bột đất sét xanh vào hỗn hợp rồi trộn đều.
  • Lấy hỗn hợp này thoa lên vùng da bị nổi mụn và để nguyên trong 15 phút.
  • Sau đó, bạn rửa sạch với nước và massage nhẹ nhàng làn da.
  1. Trị mụn mủ bằng thuốc bôi, thuốc uống

Có một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị mụn mủ theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu như:

Trị mụn mủ theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu
Trị mụn mủ theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu
  • Benzoyl Peroxide: Đây là loại thuốc có đặc tính sát khuẩn thường dùng trong điều trị mụn. Bác sĩ có thể chỉ định kết hợp loại thuốc này với thuốc kháng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, Benzoyl Peroxide có thể gây kích ứng da, khô và làm bong tróc da.
  • Acid Salicylic: Loại dược phẩm này thường được sử dụng để tẩy da chết. Thuốc có chứa thành phần kháng viêm, giảm ngứa ngáy và đau rát do mụn gây ra. 
  • Retinoids: Retinoids là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tất cả các loại mụn. Để điều trị bệnh, bạn chỉ cần thoa một lượng nhỏ thuốc lên khu vực bị mụn và vùng xung quanh. Khi sử dụng thuốc này, bạn cần chú ý tránh ánh nắng mặt trời và thường xuyên dưỡng ẩm làn da.
  • Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có thể được chỉ định điều trị mụn nghiêm trọng ở chị em phụ nữ, đặc biệt nguyên nhân là do liên quan đến nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc tránh thai mà cần có sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Isotretinoin: Đây là một dẫn xuất của vitamin A và thường được chỉ định để điều trị mụn. Vì thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Chẳng hạn như người bệnh bị mụn nang nghiêm trọng, không đáp ứng các phương pháp điều trị khác.
  1. Một số liệu pháp kỹ thuật cao trị mụn mủ

Có một số phương pháp trị mụn mủ ứng dụng công nghệ như:

Một số liệu pháp kỹ thuật cao trị mụn mủ
Một số liệu pháp kỹ thuật cao trị mụn mủ
  • Liệu pháp ánh sáng, liệu pháp Laser, IPL..
  • Liệu pháp oxygen
  • Tiêm steroid
  • Peel da

Các phương pháp dự phòng mụn mủ

Bên cạnh việc điều trị thì cần chú trọng đến cả những phương pháp phòng ngừa đối với mụn mủ, ví dụ như:

Những phương pháp phòng ngừa mụn mủ
Những phương pháp phòng ngừa mụn mủ
  • Rửa sạch da bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần một ngày. Sử dụng khăn sạch cho mỗi lần rửa mặt
  • Chọn sữa rửa mặt phù hợp với làn da của bạn. Đối với da dầu thì nên chọn sữa rửa mặt dành cho da dầu, còn da khô thì bạn chọn sữa rửa mặt cho da khô nhạy cảm.
  • Dùng tay rửa mặt thay vì dùng khăn để tránh chà xát làm bể mụn.
  • Dùng các kem dưỡng da, kem trị mụn loại không kê đơn dễ dàng mua được ở tiệm thuốc tây.
  • Ngưng sử dụng mỹ phẩm hoặc kem chống nắng, để tránh gây kích ứng da. Sau khi tình trạng mụn mủ trên da thuyên giảm, bạn nên tìm mua những loại mỹ phẩm và kem chống nắng không gây mụn.
  • Không chạm vào, lấy cồi hoặc nặn mụn.
  • Tăng cường ăn các loại rau xanh, hạt đậu xanh, trái cây
  • Hạn chế các loại thực phẩm nấu bằng gạo nếp như xôi, cơm rượu
  • Hạn chế ăn các thực phẩm và gia vị cay nóng như ớt, tiêu
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế bánh kẹo ngọt và nước ngọt có gas
Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vy
Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vyhttps://cachtrimun.net/
Tham vấn y khoa bài viết: Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vy
Bài viết gần đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan