Mụn trứng cá là một trong các vấn đề da liễu được cộng đồng quan tâm nhiều nhất bởi sự ảnh hưởng của nó đến tính thẩm mỹ cũng như sự tự tin của người bệnh, trong đó mụn viêm dưới da là một trong những loại mụn khó điều trị nhất và có khả năng để lại hậu quả nghiêm trọng nhất trên làn da của bạn. Bài viết dưới đây O2 SKIN sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về mụn viêm dưới da như khái niệm, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh.
Mụn viêm dưới da là gì?
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị đối với mụn viêm dưới da, ta cần biết khái niệm bản chất của nó là gì.
Các loại mụn trứng cá nói chung hình thành do sự bít tắc lỗ chân lông, nguyên nhân là do bụi bẩn, tế bào da chết cùng dầu thừa kết hợp. Tuy nhiên, sự hình thành của mụn viêm phức tạp hơn do có liên quan đến vi khuẩn P.acnes. Mụn viêm là loại mụn sâu, làm tổn thương các mô và tế bào da xung quanh, nếu không xử lý mụn tốt thường dẫn đến hậu quả nặng nề kéo dài như: thâm mụn, sẹo mụn vĩnh viễn,…
Mụn viêm dưới da thường khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti về vẻ bề ngoài.
Một số loại mụn viêm thường gặp phải kể đến như:
- Mụn viêm đỏ: Đây là loại mụn viêm không nhân màu đỏ có kích thước khá nhỏ trên bề mặt da, thường được gọi là mụn sưng đỏ không nhân.
- Mụn viêm mủ: Loại mụn viêm này thường có lớp da bên ngoài khá mỏng, nhân mụn lộ rõ màu vàng hoặc màu trắng, gây đau nhức và dễ bị vỡ.
- Mụn bọc viêm: Loại mụn này có kích thước khá lớn, lớp da bên ngoài mụn khá dày, màu đỏ, sưng gây gây đau nhức, dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.
- Mụn nang: Đây là loại mụn viêm nặng với kích thước khá lớn, không nhìn rõ đầu nhân mụn, sưng to và gây đau nhức. Mụn này có thể cứng hoặc mềm tùy vào dịch nhân mụn bên trong.
Với mỗi loại mụn, bạn cần có cho mình các phương pháp điều trị phù hợp để hạn chế tối đa những biến chứng không tốt như sẹo rỗ, sẹo thâm trên da. Ngoài ra, mụn viêm cũng cần được tiến hành khắc phục sớm để hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang các vùng da khỏe mạnh khác.
Nguyên nhân của mụn viêm dưới da
Từ khái niệm nói trên, ta có thể hiểu nguyên nhân của mụn viêm dưới da được thể hiện như một số yếu tố dưới đây:
- Rối loạn hormone: Tình trạng gặp ở độ tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn quá nhiều đường, đồ chiên xào, dầu mỡ, cay nóng. Có thói quen sử dụng nước ngọt, cà phê, rượu bia, thuốc lá. Bên cạnh đó, việc lười ăn rau xanh, trái cây sẽ làm thiếu đi lượng vitamin cần thiết làm mụn viêm xuất hiện nhiều hơn.
- Chế độ sinh hoạt không hợp lý: thường xuyên thức khuya, áp lực công việc, căng thẳng kéo dài sẽ khiến làn da bị nổi mụn.
- Vệ sinh da mặt không đúng cách: Bụi bẩn, chất nhờn và vi khuẩn gây mụn thường ở sâu dưới lỗ chân lông. Vì vậy, nếu chỉ rửa mặt bằng nước thì không thể nào làm sạch hoàn toàn được.
- Một số nguyên nhân khác: Ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, khói bụi, sử dụng mỹ phẩm quá nhiều, đồ trang điểm không phù hợp hay kém chất lượng sẽ gây tình trạng mụn càng nghiêm trọng
Tuy nhiên, nhìn chung điều cốt lõi dẫn đến việc hình thành mụn viêm dưới da chính là do chất bã nhờn dư thừa ở dưới lỗ chân lông kết hợp vi khuẩn P.acnes gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Cách điều trị mụn viêm dưới da
Có rất nhiều cách trị mụn viêm đỏ dưới da khác nhau, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm nhất định và phù hợp với từng trường hợp.
Thuốc bôi
Những người bị mụn viêm dưới da nhẹ có thể sử dụng các phương pháp điều trị mụn bằng thuốc trị mụn viêm đỏ không kê đơn (OTC) có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic.
Axit salicylic
Axit salicylic là một loại axit beta hydroxy. Nó nổi tiếng trong việc giảm mụn bằng cách tẩy tế bào chết cho da và giữ cho lỗ chân lông thông thoáng.
Benzoyl peroxide
Benzoyl peroxide là một chất kháng khuẩn, giúp làm giảm số lượng vi khuẩn gây mụn trên da. Ít vi khuẩn sẽ giảm thiểu nguy cơ gây mụn hơn. Benzoyl peroxide cũng giúp giữ cho lỗ chân lông thông thoáng khỏi bị tắc nghẽn. Đây là phương pháp điều trị mụn trứng cá không kê đơn hiệu quả nhất hiện có.
Thuốc uống
Các phương pháp điều trị không kê đơn thường không đủ mạnh để điều trị các trường hợp mụn viêm từ mức độ trung bình đến nặng.
Vì vậy, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn các biện pháp điều trị mụn viêm bằng thuốc uống như:
- Thuốc kháng sinh: Có ở dạng uống hoặc kem bôi. Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và làm dịu tình trạng viêm
- Thuốc tránh thai: Dùng cho phụ nữ, để giúp cân bằng các hormone gây bùng phát mụn
Một số liệu pháp kỹ thuật cao
- Liệu pháp laser hoặc ánh sáng: Bác sĩ da liễu sẽ thực hiện
- Lấy nhân mụn hoặc tiêm cortisone: Để giúp thu nhỏ các nốt mụn nang mụn gây đau đớn
Một số biện pháp khắc phục tại nhà
Bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà đối với trường hợp mụn nhẹ. Hoặc có thể kết hợp với các biện pháp điều trị hiện có.
- Tinh dầu tràm trà
- Nước đá
- Nước đá có thể giúp giảm đau, sưng và tấy đỏ do mụn viêm.
- Kẽm
Bổ sung kẽm cũng có thể giúp điều trị mụn trứng cá. Các loại được nghiên cứu có tác dụng nhất là kẽm gluconat và kẽm sulfat.
Cách phòng ngừa mụn viêm dưới da
Bên cạnh việc điều trị thì phòng ngừa vẫn là cách thức hiệu quả nhất để tránh các tác hại mà mụn viêm dưới da gây ra cho làn da của bạn
Thực hiện các biện pháp giữ cho lỗ chân lông thông thoáng có thể giúp ngăn ngừa mụn viêm.
Để giúp ngăn ngừa mụn viêm:
- Gội đầu thường xuyên để giảm thiểu lượng dầu trên dính trên da.
- Rửa mặt hai lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, giúp loại bỏ dầu và lớp trang điểm.
- Áp dụng các sản phẩm trị mụn một cách kiên trì. Nếu có thể nên bôi thuốc lên toàn khu vực dễ nổi mụn.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da được dán nhãn không gây kích ứng hoặc không gây mụn.
- Sử dụng kem chống nắng không gây mụn. Vì một số phương pháp điều trị mụn viêm làm cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
- Không tự ý nặn mụn, để ngăn chặn các vi khuẩn lây lan.
- Tránh các sản phẩm chăm sóc da có chứa cồn, chất tạo mùi hoặc các chất tẩy rửa mạnh. Chúng có thể gây kích ứng da và làm tình trạng viêm trầm trọng hơn.
Nhiều người rất quan tâm về vấn đề này vì các nốt mụn gây đau, khó chịu và mất thẩm mỹ. Nhiều người luôn muốn nặn nó vì nghĩ rằng sẽ thoát khỏi mụn. Thế nhưng thực tế là chúng ta không nên nặn mụn viêm.
Khi nặn mụn, tay bạn vốn có nhiều vi khuẩn sẽ phải tác động trực tiếp lên da. Do đó, vi khuẩn có thể lây lan sang các vùng da khác, làm tổn thương da và xuất hiện thêm nhiều mụn viêm.