Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
dịch vụ lấy nhân mụn chuẩn y khoa
HomeChăm Sóc Da MụnDa nhiễm corticoid là gì? Cách điều trị da nhiễm corticoid

Da nhiễm corticoid là gì? Cách điều trị da nhiễm corticoid

Ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về da liên quan đến Corticoid. Các câu hỏi như “Da nhiễm Corticoid là gì?”, “Da bị nhiễm Corticoid phải làm sao?” được rất nhiều người quan tâm. Vì vậy, hãy cùng đến với bài viết dưới đây để hiểu rõ về Corticoid, các dấu hiệu nhận biết làn da nhiễm corticoid và cách xử lý khoa học khi bị tình trạng này nhé!
Hình ảnh da nhiễm Corticoid
Hình ảnh da nhiễm Corticoid

Corticoid là gì?

Corticoid hay còn gọi là Corticosteroid/ Glucocorticoid thuộc nhóm kháng viêm có Steroid. Corticoid có trong nhiều loại mỹ phẩm như kem, thuốc mỡ, dung dịch. Công dụng chính của Corticoid là kháng viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch.
Corticoid là gì?
Corticoid là gì?

Nếu được sử dụng một cách thích hợp, Corticoid an toàn và hiệu quả. Thật không may là các sản phẩm chứa Corticoid (các loại kem trộn kém chất lượng) đang ngày càng bị lạm dụng bởi tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, người dùng không suy xét đến các tác dụng không mong muốn của Corticoid, để từ đó dẫn đến những hậu quả nặng nề.

Kể từ khi được giới thiệu vào đầu những năm 1950, Corticoid đã trở thành loại thuốc thường được Bác sĩ Da Liễu kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú bởi nó có hiệu quả nhanh và tác dụng điều trị rộng.

Phân loại

Corticoid thường được nhóm thành bốn loại tùy thuộc vào hiệu lực của chúng. Bao gồm:

  • Thấp: Alclometasone Dipropionate, Desonide và Hydrocortisone.
  • Trung bình: Betamethasone Valerate, Clocortolone Pivalate, Fluocinolone Acetonide,…
  • Cao: Amcinonide, Desoximetasone,…
  • Rất cao: Betamethasone Dipropionate, Clobetasol Propionate, Diflorasone Diacetate, Fluocinonide, Halobetasol Propionate,…
Ví dụ, kem Hydrocortisone 1% là một loại kem được sử dụng phổ biến và được phân loại là một loại bôi ngoài da có hiệu lực thấp. Độ mạnh (hiệu lực) càng lớn nghĩa là nó càng có nhiều tác dụng trong việc giảm viêm nhưng nguy cơ tác dụng phụ càng lớn nếu tiếp tục sử dụng.
 
Các loại kem (thường có màu trắng) thường tốt nhất để điều trị các vùng da ẩm. Thuốc mỡ (có màu trong chứ không phải màu trắng) thường là tốt nhất để điều trị các vùng da bị khô hoặc dày. Kem dưỡng da (giống như kem mỏng) có thể hữu ích để điều trị các vùng nhiều lông ví dụ như da đầu.

 

Tác dụng phụ của Corticoid

Khi sử dụng Corticoid ngắn hạn(dưới 4 tuần) và tuân theo đúng hướng dẫn của Bác sĩ thường an toàn và không gây ra vấn đề gì. Các vấn đề có thể phát triển nếu sử dụng Corticoid trong thời gian dài hoặc Corticoid quá mạnh lặp lại thường xuyên.
 
Tác dụng phụ của Corticoid có thể chia thành cục bộ hoặc toàn thân. Cục bộ có nghĩa là chỉ ảnh hưởng đến phần da đó và toàn thân có nghĩa là ảnh hưởng đến toàn bộ con người.

Hiệu ứng cục bộ

Bao gồm:

  • Cảm giác châm chích hoặc bỏng rát khi lần đầu tiên sử dụng. Điều này khá phổ biến nhưng sẽ cải thiện khi da làm quen với việc điều trị.
  • Làm mỏng da
  • Với việc sử dụng Corticoid trong thời gian dài, da có thể phát triển các vết rạn da vĩnh viễn, bầm tím, da đổi màu hoặc làm mỏng các mạch máu.
Corticoid có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn da khác như da nhiễm Corticoid, nổi mụn sưng viêm.

Lông có thể mọc nhiều hơn trên vùng da đang điều trị.


Hiệu ứng toàn thân

Một số Corticoid đi qua da và vào máu. Số lượng này thường nhỏ và thường không gây ra vấn đề gì trừ khi sử dụng Corticoid mạnh trên các vùng da rộng.

  • Đọng dịch ở chân.
  • Huyết áp cao.
  • Tổn thương xương (mỏng dần).
  • Hội chứng Cushing – đây là một vấn đề hiếm gặp do lượng Hormone (chất truyền tin hóa học) trong của bạn tăng cao. Các triệu chứng bao gồm tăng cân nhanh, mỏng da và thay đổi tâm trạng.

Da nhiễm Corticoid là gì?

Da nhiễm Corticoid hay còn gọi là viêm da do Corticoid là tình trạng tổn thương khi Corticoid tích tụ lâu ngày trên da.
Da nhiễm Corticoid là gì?
Da nhiễm Corticoid là gì?
Khi da bị nhiễm Corticoid nhẹ khiến hàng rào bảo vệ da không còn, mạch máu dưới da giãn ra gây xung huyết, da đỏ, xuất hiện nhiều mụn nhỏ màu trắng. Nặng hơn, viêm da nhiễm Corticoid còn gây mẩn ngứa, đau rát, ngứa ngáy, châm chích, nóng rát rất khó chịu, da bong tróc. Khi da bị nhiễm Corticoid nặng, tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

 

Nguyên nhân khiến da nhiễm Corticoid

 

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da bị nhiễm Corticoid đó là sử dụng mỹ phẩm chứa Corticoid không rõ nguồn gốc và tự ý hoặc lạm dụng thuốc điều trị da liễu có chứa Corticoid mà không có chỉ định của Bác sĩ trong một thời gian dài.

5 Dấu hiệu da bị nhiễm Corticoid

 

5 Dấu hiệu da bị nhiễm Corticoid
5 Dấu hiệu da bị nhiễm Corticoid

Thể khô da bong tróc

Đây là thể da nhiễm Corticoid nhẹ. Xảy ra do dùng Corticoid hiệu lực nhẹ, thời gian ngắn pha trộn nồng độ thấp. Da khô sần từ nhẹ đến vừa không quá nặng, ngứa, không đỏ da, không nóng rát da. Thời gian điều trị khoảng 1-2 tháng sẽ phục hồi.

 

Thể viêm da kích thích

Đây là thể rất nặng và cấp tính do dùng các loại Corticoid mạnh. Gây đỏ da, kèm theo nóng rát, ngứa, khô bong tróc dày từng mảng sần sùi, nổi mẩn đỏ, mụn nước; mụn nước vỡ da tiết dịch vàng và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng da.

 

Thể viêm da tăng tiết nhờn và nổi mụn

Thể viêm da này dai dẳng kéo dài, có thể đến cả năm. Da nhờn nhiều và trông bẩn. Da xuất hiện nhiều lại mụn, kể cả mụn sưng viêm và mụn không viêm. Da nhiều sẹo lõm và sẹo thâm…

 

Thể đỏ da giãn mạch kéo dài

Đây là thể nặng dai dẳng do bôi Corticoid là Dexamethasone dạng thuốc nguyên chất không pha trộn trong thời gian dài vài năm trở lên. Da đỏ nóng rát, hiện tượng này càng nghiêm trọng hơn khi vận động mặt, vận động cơ thể, khi xúc động, khi gặp nhiệt hoặc hóa chất. Tình trạng giãn mạch đỏ da lặp lại nhiều cơn trong ngày, kèm theo cảm giác sưng phù ở mặt, căng tức bên dưới da, châm chích, ngứa,…

 

Thể viêm da dạng phồng rộp

Đây là thể nặng, cấp tính còn gọi thể hội chứng Steven Johnson (hội chứng hoại tử nông da do nhiễm độc) do nhiễm Corticoid độc tính cao trên cơ địa dị ứng bẩm sinh. Da nổi những phồng nước như phỏng ngày càng nhiều, có thể bị nhiễm trùng những phồng nước biến thành túi mủ, phồng nước vỡ đau nhức, nóng rát, phồng nước khô, da lột sạch để lại tình trạng sẩn hay đỏ da kéo dài, sau đó da bị sạm thâm sau viêm.
 

Điều trị da nhiễm Corticoid

Để điều trị da bị nhiễm Corticoid, đầu tiên phải xác định chính xác sản phẩm gây viêm nhiễm. Đối với những trường hợp da nhiễm Corticoid nhẹ, có thể ngừng sử dụng sản phẩm ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu đang trong tình trạng nhiễm Corticoid nặng thì không thể ngừng sử dụng các sản phẩm chứa Corticoid đột ngột, vì có thể khiến da phản ứng mạnh hơn. Tốt nhất là nên giảm tần suất bôi trước, sau đó giảm liều lượng. Việc này giúp da thích ứng dần dần và không gây nên những hậu quả nghiêm trọng hơn. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng cai nghiện Corticoid.
 
Sau đó, bác sĩ kê đơn thuốc điều trị tùy theo mức độ nhiễm Corticoid do thời gian và liều lượng làm mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều cách điều trị da nhiễm Corticoid kết hợp cả chăm sóc và phục hồi tổn thương da từ trong ra ngoài, có thể kể đến như:
  • Kỹ thuật lăn kim và Peeling
  • Công nghệ ánh sáng sinh học
  • Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
  • Sử dụng thảo dược 

Cách chăm sóc da bị nhiễm Corticoid

Bên cạnh việc điều trị thì việc chăm sóc da nhiễm Corticoid cũng cần được quan tâm và thực hiện cẩn thận để da nhanh chóng phục hồi, hạn chế những tổn thương trên da. Dưới đây là một số cách chăm sóc da bị nhiễm Corticoid:
  • Làm sạch da: Đây điều kiện quan trọng bắt buộc nếu muốn giải quyết tất cả những vấn đề của da. Rửa mặt bằng nước sạch hoặc một số sản phẩm dịu nhẹ ít gây kích ứng. Tránh các sản phẩm có chứa một số hóa chất như long não, tinh dầu bạc hà,vì chúng có khả năng gây ngứa, khô, rát, bong tróc da. Có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mặt. Hoặc sử dụng các loại sữa rửa mặt không tạo bọt, không hương liệu và được các Bác sĩ Da Liễu khuyên dùng.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Da bị nhiễm Corticoid thường bị bong tróc và thiếu nước. Để cải thiện tình trạng này, nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa nhiều vitamin E hoặc Hyaluronic Axit. Tuyệt đối không sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa Paraben, hương liệu.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm
  • Tránh dùng tay chạm vào da: không nên chạm hoặc chà xát vào vùng da bị viêm
  • Hạn chế tiếp xúc với nắng nóng, khói bụi: Che chắn kỹ lưỡng khi ra ngoài trời. Có thể sử dụng kem chống nắng có SPF trên 30, không chứa một số thành phần như Kẽm oxit và hương liệu.
  • Tránh căng thẳng
  • Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ: Một số loại thuốc điều trị hiện nay như thuốc đau đầu, thuốc tim mạch,… có thể khiến tình trạng da nhiễm Corticoid diễn biến tồi tệ hơn, do đó cần phải hỏi ý kiến ​​Bác sĩ về việc sử dụng thuốc khi đang trong quá trình điều trị Corticoid. Không tự ý ngưng thuốc và mua thuốc khi không có ý kiến của Bác sĩ. Khi thấy da có bất kỳ dấu hiệu nào không ổn định, hãy đến gặp Bác sĩ Da Liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Cách chăm sóc da bị nhiễm Corticoid
Cách chăm sóc da bị nhiễm Corticoid

Câu hỏi thường gặp

Hiện tượng cai nghiện Corticoid là gì?

Hiện tượng này có thể xảy ra khi ngừng sử dụng Corticoid có hiệu lực từ trung bình trở lên một cách đột ngột. Các triệu chứng có thể bao gồm da đỏ, đau rát hoặc châm chích, ngứa, lột da và đổ mồ hôi nhiều. Các triệu chứng có thể nhẹ hơn và tồn tại trong thời gian ngắn hoặc có thể nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn. Trong một số trường hợp, các triệu chứng nghiêm trọng có thể thuyên giảm sau vài ngày hoặc vài tháng, sau đó là một thời gian dài da khô, ngứa nhưng sẽ được cải thiện dần dần. Vì vậy, khi gặp bất cứ vấn đề nào với Corticoid, cần đến gặp Bác sĩ ngay để có được hướng điều trị tốt nhất.

 

Cách thải độc cho da nhiễm Corticoid tại nhà?

Có thể thải độc cho da nhiễm Corticoid nhẹ tại nhà bằng những phương pháp đơn giản như:

  • Uống nước rau diếp cá
  • Xông hơi
  • Sử dụng mặt nạ khổ qua, mặt nạ sữa chua
  • Sử dụng các bài thuốc Đông Y. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải đến các phòng khám chuyên khoa Y học Cổ Truyền để đạt được hiệu quả tốt nhất mà không gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Cách thải độc cho da nhiễm Corticoid tại nhà
Cách thải độc cho da nhiễm Corticoid tại nhà
Bài viết gần đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan