Chủ Nhật, Tháng Năm 5, 2024
dịch vụ lấy nhân mụn chuẩn y khoa
HomeĐiều Trị MụnKem nghệ trị sẹo tốt nhất có thể bạn chưa biết

Kem nghệ trị sẹo tốt nhất có thể bạn chưa biết

Sẹo là một trong những vấn đề về da liễu hay gặp gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong quá trình giao tiếp. Có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo, từ việc sử dụng các sản phẩm thiên nhiên, các loại thuốc bôi cũng như là một số liệu pháp công nghệ cao, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm và mức độ hiệu quả khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, O2 SKIN sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về thuốc nghệ trị sẹo hay các cách trị sẹo bằng nghệ tươi có thể bạn chưa biết.

Thuốc nghệ trị sẹo tốt nhất
Thuốc nghệ trị sẹo tốt nhất

1. Sẹo là gì? Phân loại sẹo

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu các cách sử dụng nghệ điều trị sẹo thì ta cần phân tích khái niệm và phân loại sẹo ra sao.

1.1. Khái niệm sẹo

Sẹo là vết để lại trên da sau khi vết thương đã lành. Sẹo là một phần tự nhiên của quá trình phục hồi của cơ thể. Hầu hết các loại sẹo sẽ mờ dần và nhạt dần theo thời gian nhưng chúng không thể tự biến mất mà cần loại bỏ bằng các phương pháp khác nhau.

1.2. Phân loại sẹo

Sẹo có thể được chia ra làm nhiều loại tùy theo hình dạng và màu sắc, có thể kể đến như:

– Các loại sẹo bình thường

– Sẹo lồi:

Sẹo lồi là tình trạng mô phát triển quá mức khi collagen được sản xuất quá nhiều tại vị trí vết thương. Với trường hợp sẹo lồi, vết sẹo vẫn tiếp tục phát triển ngay cả khi vết thương đã lành từ lâu. Sẹo lồi thường nhô cao lên khỏi da và có màu đỏ hoặc tím khi mới hình thành, sau đó nhạt bớt đi. Chúng thường ngứa hoặc đau và có thể ảnh hưởng tới cử động bình thường nếu chúng bị căng và gần với các vị trí khớp xương. Trong các loại sẹo thì sẹo lồi gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và cũng khó điều trị nhất.

– Sẹo phì đại:

Tương tự như sẹo lồi, sẹo phì đại là kết quả của việc sản xuất dư thừa collagen tại vị trí vết thương.  Tuy nhiên, lượng collagen tiết ra không quá nhiều như sẹo lồi. Ngoài ra, loại sẹo này sẽ không phát triển vượt ra ngoài ranh giới của vết thương ban đầu. Sẹo phì đại có màu đỏ và nổi lên từ rất sớm, chúng phát triển trong khoảng 6 tháng, sau đó có thể trở nên phẳng hơn và nhạt màu hơn trong vài năm. Sẹo phì đại thường là hiếm gặp nhất trong các loại sẹo nhưng cũng không tránh khỏi việc chúng gây nên sự xấu xí trên bề mặt da và sự khó chịu cho người sở hữu chúng.

– Sẹo rỗ hoặc sẹo lõm:

Một số bệnh lý trên da, chẳng hạn như mụn trứng cá và thủy đậu có thể gây nên các loại sẹo lõm và sẹo rỗ. Gọi là các loại sẹo rỗ, bởi vì trong sẹo rỗ sẽ phân thành các loại kiểu hình sẹo khác nhau, chủ yếu dựa vào hình dáng biểu hiện của chúng trên bề mặt da. Có 3 loại sẹo lõm gồm: sẹo lõm chân đá nhọn, sẹo lõm chân vuông và sẹo lõm dạng lượng sóng. Cả 3 loại sẹo lõm này đều xảy ra khi trong quá trình hồi phục vết thương lượng collagen được cung cấp bị thiếu hụt. Đây là một phản ứng trái ngược hoàn toàn so với sẹo lồi đã đề cập ở trên.

– Sẹo co rút:

Sẹo co rút thường là di chứng sau khi bị bỏng. Sẹo xuất hiện khi da bị “co lại”, dẫn đến căng tức và hạn chế vận động.

2. Cơ chế hình thành sẹo

Sau khi tìm hiểu được về khái niệm và phân loại sẹo, ta cần phân tích cơ chế hình thành nên sẹo để có cái nhìn đúng nhất về các phương pháp phòng ngừa và điều trị sẹo.

Sẹo được hình thành từ những tổn thương trên da như vết bỏng, phẫu thuật hoặc do các bệnh lý về da như mụn trứng cá. Hình dạng và kích thước của vết sẹo thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, mức độ tổn thương, cách chăm sóc vết thương và xử lý sẹo. Trong đó, việc chăm sóc vết thương đúng cách có thể giúp ngăn ngừa sẹo hiệu quả.

2.1. Các giai đoạn làm lành vết thương và cơ chế hình thành sẹo

Quá trình lành thương và cơ thế hình thành sẹo sẽ gồm 4 giai đoạn chính:

– Giai đoạn cầm máu

Giai đoạn cầm máu thường diễn ra chỉ vài giây hoặc vài phút sau khi bạn bị thương. Giai đoạn này giúp hình thành cục máu đông để tránh chảy máu quá mức.

– Giai đoạn sưng viêm

Ở giai đoạn này, các bạch cầu sẽ di chuyển đến vị trí vết thương. Tại đây, chúng loại bỏ các mảnh vỡ tế bào, vi khuẩn cũng như mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Viêm là phản ứng có lợi vì giúp kiểm soát tình trạng chảy máu và ngăn ngừa nhiễm khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, nếu kéo dài hoặc phát triển quá mức, phản ứng này có thể gây sưng, phù nề, đau và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Không những thế, chúng còn tác động vào quá trình lành thương cũng như cơ chế hình thành sẹo, khiến vết thương chậm lành và tăng nguy cơ tạo sẹo xấu. Trong trường hợp này, bạn cần kiểm soát phản ứng viêm, giảm phù nề và tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương.

– Giai đoạn tăng sinh

Nguyên bào sợi sẽ tăng sinh tại vết thương để sản xuất collagen. Collagen được hình thành giúp kéo miệng vết thương liền lại. Tùy vào cơ địa mỗi người mà quá trình sản xuất collagen diễn ra với mức độ khác nhau. Nếu quá trình này “bị lỗi”, vết thương có thể hình thành sẹo bất thường. Collagen sản xuất không đủ sẽ gây sẹo lõm. Ngược lại, nếu quá nhiều, chúng sẽ tích tụ dày đặc và có thể dẫn đến sẹo lồi, sẹo phì đại. Các mạch máu nhỏ và mao mạch cũng được hình thành để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho quá trình chữa lành vết thương. Nếu không được cung cấp đủ máu, vết thương có thể chậm lành hoặc không lành.

– Giai đoạn tái tạo

Ở giai đoạn này, phần bề mặt vết thương đã khép miệng, liền da. Tuy nhiên, việc tích tụ mô xơ gây sẹo vẫn liên tục diễn ra và có thể kéo dài đến 2 năm.

2.2. Giải pháp xử lý sẹo

Trong các giai đoạn nói trên, giai đoạn xử lý sẹo hiệu quả nhất là:

– Giai đoạn sưng viêm: Phản ứng viêm quá mức sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sẹo. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp để kiểm soát tình trạng viêm trong giai đoạn này.

– Thời điểm hình thành mô sẹo: Can thiệp đúng lúc sẽ giúp cân bằng sự sản sinh collagen, giảm nguy cơ hình thành sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Thuốc kháng viêm Corticoid ngăn cản quá trình sản sinh collagen, làm vết thương lâu lành.

3. Cách trị sẹo bằng nghệ tươi

Nghệ tươi đóng vai trò như thế nào trong quá trình điều trị sẹo, hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!

3.1. Vai trò của nghệ trong điều trị sẹo

Việc chữa lành vết thương bao gồm một sự tiến triển có trật tự nhằm thiết lập lại tính toàn vẹn của mô bị tổn thương. Trong đó sự sản sinh collagen đóng vai trò quan trọng trong việc nhanh chóng làm liền các mô bị tổn thương, hạn chế sẹo. Tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người và chế độ ăn uống ở giai đoạn này mà có để lại sẹo hay không. Việc thừa collagen sẽ gây sẹo lồi, thiếu collagen sẽ gây sẹo lõm. Một nghiên cứu về xác định vai trò của curcumin trong nghệ đối với những thay đổi về đặc tính của collagen và đặc tính chống oxy hóa trong quá trình chữa lành vết thương trên da ở chuột. Kết quả đã chứng minh được rằng curcumin làm tăng sinh tế bào và tổng hợp collagen tại vị trí vết thương, từ đó các vết thương được điều trị bằng curcumin chữa lành nhanh hơn nhiều được xác nhận bằng các xét nghiệm mô bệnh học. Ngoài ra, điều trị bằng curcumin được chứng minh là có khả năng đẩy nhanh quá trình lành vết thương bởi đặc tính chống oxy hóa của chúng. Nghệ giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng và giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến vết thương, chẳng hạn như sẹo. Một nghiên cứu về đánh giá tác động của kem nghệ đối với việc chữa lành vết thương do sinh mổ, đã đưa ra kết luận rằng nghệ có hiệu quả trong việc chữa lành vết thương của ca mổ nhanh hơn và việc sử dụng nghệ được gợi ý để giảm các biến chứng của vết thương do sinh mổ, hạn chế hình thành sẹo bằng cách cải thiện sự sản sinh collagen, đồng thời tăng mật độ mạch máu và nguyên bào sợi trong vết thương để cải thiện tổng thể quá trình lành vết thương.

3.2. Cách trị sẹo bằng nghệ tươi

Cách trị sẹo bằng nghệ tươi
Cách trị sẹo bằng nghệ tươi

– Nguyên liệu: 1 – 2 củ nghệ tươi

– Cách làm:

+ Rửa sạch củ nghệ dưới vòi nước sạch để loại bỏ đất, chất bẩn.

+ Gọt vỏ và giã nhuyễn hoặc cắt từng lát nghệ

+ Lấy lát nghệ chà nhẹ lên vết sẹo hoặc lấy tăm bông thấm nước nghệ vừa giã thoa lên vết thương

+ Để yên trong 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm

Ngoài ra còn có thể sử dụng nghệ tươi trộn với mật ong cũng rất hiệu quả trong điều trị sẹo

4. Các loại kem nghệ trị sẹo tốt nhất

Bên cạnh việc sử dụng nghệ tươi thì hiện nay trên thị trường cũng có một số sản phẩm kem nghệ được sử dụng để hỗ trợ điều trị sẹo được chứng minh là hết sức có hiệu quả.

4.1. Kem nghệ Thái Dương trị sẹo

Kem nghệ Thái Dương được sản xuất bởi công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Việt Nam với hơn 18 năm kinh nghiệm cùng với sứ mệnh mang hạnh phúc đến mọi nhà. Công ty mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm được chiết xuất từ những nguyên liệu an toàn, tự nhiên và chất lượng với giá thành hợp lý nhất.

Đúng như tên gọi của sản phẩm, thành phần chính được chiết xuất từ nghệ cho ra các hoạt chất curcumin là một trong thành phần quan trọng trong việc hồi phục các tổn thương gây ra do mụn. Và một số thành phần thiết yếu khác như các loại vitamin (vitamin E, B2), curcuma longa, paraffinum liquidum, propylene glycol, ….

4.2. Kem nghệ nano trị sẹo Yoosun Nghệ

Kem bôi da Yoosun Nghệ là một sản phẩm kem nghệ trị sẹo thâm sản xuất nội địa nên giá thành cũng đặc biệt bình dân nhưng hiệu quả cũng không hề kém cạnh những sản phẩm cạnh tranh khác.

Cách trị sẹo bằng nghệ tươi
Cách trị sẹo bằng nghệ tươi

Về thành phần

– Tinh chất nghệ: Ngoài khả năng giảm thâm, làm mờ sẹo, hoạt chất Curcumin có trong tinh chất nghệ còn có tác dụng kháng khuẩn cũng như chống lại quá trình oxy hóa của các gốc tự do. Bên cạnh đó, Curcumin cũng góp phần chữa lành vết thương nhanh hơn.

– Vitamin E: Giúp bổ sung dưỡng chất, cung cấp độ ẩm giúp cho làn da luôn giữ được độ căng bóng, mịn màng.

– Vaseline: Giúp giữ ẩm cho da và cũng khiến sản phẩm có kết cấu đặc hơn cũng như hình thành một lớp màng bóng trên da sau khi thoa.

Về công dụng

– Kem nghệ trị thâm sẹo do mụn

– Hỗ trợ điều trị các vết sẹo, vết thâm.

– Đồng thời, bảo vệ, cung cấp dưỡng chất, hồi phục những vùng da bị cháy nắng.

5. Câu hỏi thường gặp – FAQ

Câu 1: Cách làm mặt nạ nghệ tại nhà?

Mặt nạ có công dụng dưỡng ẩm, làm sáng và giúp da mịn màng hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Mật ong: 1 thìa canh

– Tinh bột nghệ: 2 thìa cà phê

– Sữa tươi: 1 thìa canh

Cách thực hiện:

– Bước 1: Trộn tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị để tạo thành hỗn hợp.

– Bước 2: Đắp lên mặt và để trong vòng 15 phút

– Bước 3: Sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vy
Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vyhttps://cachtrimun.net/
Tham vấn y khoa bài viết: Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vy
Bài viết gần đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan