Chủ Nhật, Tháng Năm 5, 2024
dịch vụ lấy nhân mụn chuẩn y khoa
HomeĐiều Trị MụnVitamin E trị sẹo rỗ: Công dụng và cách dùng

Vitamin E trị sẹo rỗ: Công dụng và cách dùng

Sẹo rỗ là một trong những vấn đề da liễu phổ biến thường gặp, gây giảm tính thẩm mỹ, mất tự tin cho người mắc phải. Có rất nhiều phương pháp để điều trị sẹo rỗ, từ việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, các loại thuốc bôi cho đến các liệu pháp kỹ thuật cao, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết dưới đây, O2 SKIN sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về cách trị sẹo rỗ bằng vitamin E, hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!

Vitamin E có trị sẹo rỗ không?
Vitamin E có trị sẹo rỗ không?

1. Sẹo rỗ là gì? Phân loại sẹo rỗ?

Trước khi tìm hiểu về công dụng của vitamin E có trị sẹo rỗ không, ta cần biết khái niệm và phân loại của sẹo rỗ là như thế nào.

1.1. Sẹo rỗ là gì?

Sẹo rỗ (hay còn gọi là sẹo lõm) là loại sẹo có hình dạng lõm, có kích thước không đều nhau. Đây được xem là hệ quả của quá trình phục hồi da tự nhiên sau khi làn da bị vết thương, nó có cấu trúc khác với da bình thường. Sẹo rỗ thường rất dễ nhận diện, nó cũng không gây đau hay cảm giác khó chịu nào cả.

1.2. Phân loại sẹo rỗ

– Sẹo rỗ chân đá nhọn – Ice pick Scar

Sẹo icepick có hình dạng như vật nhọn đâm mạnh vào da, những vết lõm sâu có đường kính không quá 2mm sâu hơn 0.5mm.

– Sẹo rỗ chân vuông – Boxcar Scar

Sẹo lõm dạng chân hộp là có dạng đầu tròn hoặc hình bầu dục với dọc hai bên dốc hơn, những vết lõm có miệng sẹo rộng.

– Sẹo rỗ hình lượn sóng – Rolling Scar

Kích thước sẹo rộng từ 4-5mm, nhấp nhô trên bề mặt da như hình lượn sóng.

2. Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ

Vậy với bản chất của sẹo rỗ như đã trình bày ở trên, liệu nguyên nhân hình thành nó là như thế nào?

2.1. Tình trạng mụn trên da

Nặn mụn được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra sẹo rỗ trên mặt. Khi nặn mụn sẽ vô tình khiến làn da bị viêm nhiễm, ảnh hưởng nhiều đến quá trình hình thành và phát triển của sẹo. Do đó, nên nhớ rằng dù tay bạn có sạch đến đâu, thì các loại vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào bên trong vết mụn, làm tăng khả năng để lại sẹo.

Cách tốt nhất để hạn chế sẹo do mụn là bạn nên cố gắng không chạm tay vào mặt, trừ những lúc phải làm sạch mặt. Ngoài ra, khi da bị mụn trong thời gian quá lâu và quá nhiều nhưng không được điều trị thích hợp cũng là nguyên nhân gây ra sẹo, nó sẽ khiến các vết mụn mủ, mụn bọc bị hoại tử. Từ đó, các khối mô sẽ dần bị mất đi tạo nên vết lõm, được chúng ta gọi là sẹo rỗ.

2.2. Các bệnh ngoài da (thủy đậu, trái rạ)

Các bệnh về da liễu như thủy đậu, trái rạ được xem là nỗi sợ hãi và ám ảnh đối với các chị em. Bởi di chứng để lại sau khi điều trị khỏi các bệnh này là sẹo rỗ – một trong những yếu tố gây mất thẩm mỹ về ngoại hình lớn nhất. Sẹo do thủy đậu có bề mặt rộng 3-8 mm, chúng lớn hơn sẹo do mụn để lại nhưng nông hơn và có thể mọc rải rác trên mặt. Các sẹo rỗ dạng này thường không quá sâu nhưng lại có bề mặt sẹo khá “trơ”, không dễ chữa khỏi hay tự lành. Bạn có thể phòng tránh loại sẹo này bằng cách khi bị thủy đậu nên chú ý tới chế độ chăm sóc và điều trị sẹo rỗ kịp thời để tránh trường hợp gây sẹo “vĩnh viễn” không đáng có.

2.3. Rửa mặt không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra sẹo rỗ

Khi bạn rửa mặt không đúng cách (có thể là kì cọ mạnh tay bằng khăn) rất có thể khiến làn da bị tổn thương, dễ để lại sẹo. Vì thế, bạn nên rửa mặt một cách nhẹ nhàng và sau khi rửa mặt xong, tốt nhất nên dùng một chiếc khăn bông mềm thấm nhẹ lên da mặt để làm khô (lưu ý không chà xát mạnh).

2.4. Phơi nắng dễ khiến làn da bị sẹo rỗ

Bạn có bất ngờ khi ánh nắng được xem là một nguyên nhân gây ra sẹo rỗ trên khuôn mặt mình? Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra sẹo mụn. Bởi bức xạ của tia cực tím khiến cho nốt mụn bị thâm và khó lành hơn. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần phải sử dụng các loại kem chống nắng bôi lên da trước khi ra ngoài 30 phút, lưu ý bôi lại sau vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhé.

2.5. Chế độ ăn uống không hợp lý có thể gây sẹo rỗ

Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm đã qua chế biến hay rượu dù không có ảnh hưởng trực tiếp tới việc gây ra sẹo rỗ trên mặt nhưng chúng sẽ gián tiếp cản trở quá trình làm lành các vết thương, thậm chí có thể biến những sẹo trở nên vĩnh viễn. Nếu cảm thấy vùng da bị mụn có dấu hiệu kích ứng, bạn nên cố gắng thực hiện một chế độ ăn uống với đầy đủ dưỡng chất để tránh để lại sẹo một cách tối đa.

3. Công dụng của vitamin E trong điều trị sẹo rỗ

Vậy với bản chất và nguyên nhân hình thành sẹo rỗ như đã trình bày ở trên, liệu trị sẹo rỗ bằng vitamin E có hiệu quả, hãy cùng O2 SKIN tìm hiểu bạn nhé!

Vitamin E được tìm ra năm 1922 bởi Evans và Bishop. Vitamin E là chất chống oxy hóa dồi dào nhất trong da và là chất chống oxy hóa liên kết màng, tan trong lipid quan trọng nhất trong cơ thể. Vitamin E giúp bảo vệ chống lại quá trình peroxy hóa lipid trong huyết tương và các mô, đặc biệt là da. Cấu trúc hóa học của vitamin E có phần đầu là vòng chromanol thơm và phần đuôi là chuỗi hydrocarbon dài 16 carbon. Số lượng nhóm thế methyl trên vòng chromanol làm phát sinh các đồng phân α, β, γ, δ trong khi độ bão hòa của chuỗi hydrocarbon xác định dạng tocopherol (chuỗi hydrocarbon bão hòa) hoặc tocotrienol (chuỗi hydrocarbon không no). Từ đó tạo ra 8 loại đồng phân của vitamin E. Trong đó, các dạng phổ biến nhất ở da là alpha–tocopherol (khoảng 90%) và gamma-tocopherol (10%).

Vitamin E được cơ thể hấp thu chủ yếu qua thực phẩm. Trong tự nhiên, vitamin E được tìm thấy trong rau, dầu thực vật, các loại hạt, bắp, đậu nành, và một số sản phẩm từ sữa và thịt.

Phản ứng giữa các gốc tự do vốn được giải phóng từ bạch cầu đa nhân trung tính trong giai đoạn viêm của quá trình lành thương với vết thương sẽ làm ức chế quá trình này do làm tổn thương DNA, màng tế bào, protein và lipid. Do đó, các chất chống oxy hóa được cho là có khả năng tăng cường quá trình lành thương bằng cách làm giảm thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do. Với vai trò là chất chống oxy hóa hòa tan trong lipid chính trong cơ thể, bảo vệ tế bào khỏi các stress oxy hóa, vitamin E tại chỗ thường được sử dụng sau phẫu thuật da hoặc tái tạo bề mặt để cải thiện tình trạng sẹo.

4. Cách trị sẹo rỗ bằng vitamin E

Với công dụng đã được chứng minh, vitamin E có khả năng hỗ trợ điều trị sẹo rỗ, vì vậy bạn có thể sử dụng những cách sau để cải thiện tình trạng sẹo của bản thân nhé.

4.1. Trị sẹo rỗ, lõm bằng uống vitamin E hàng ngày

Nhiều người cũng đã sử dụng cách trị sẹo rỗ bằng vitamin E bằng cách sử dụng viên uống vitamin E nguyên chất. Tuy nhiên, lưu ý hấp thụ hàm lượng tối đa 15mg vitamin e/ngày, uống đều đặn sau bữa ăn 30 – 40 phút để phát huy tốt nhất.

Vitamin E trị sẹo rỗ lâu năm
Vitamin E trị sẹo rỗ lâu năm

Duy trì khoảng 3 – 4 tuần nên nghỉ ngơi 1 tuần rồi dừng lại. Tránh quá liều lượng gây nên kích ứng và rối loạn tiêu hoá không mong muốn.

4.2. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E là một trong số những nhu cầu cần thiết cho cơ thể, nhất là phụ nữ. Bổ sung bằng các thực phẩm giàu bằng các thực phẩm như quả bơ, ô liu, cà chua, kiwi, rau cải xanh, các loại hạt,… có hàm lượng vitamin E nguyên chất rất dồi dào.

4.3. Điều trị sẹo rỗ bằng dầu vitamin E

Sẹo rỗ là hiện tượng da bị mất đi lớp thịt bề mặt do bị tổn thương và có cấu trúc chắc chắn gây khó khăn trong việc phục hồi. Vì vậy, việc sử dụng vitamin E để trị sẹo rỗ là quá trình tác động xâm lấn vào bên trong da. Chúng sẽ kích thích sản sinh collagen, tăng tế bào mới ở lớp da trung bì, giúp chỗ phần sẹo lõm đầy lên hiệu quả.

Cách trị sẹo rỗ lâu năm bằng vitamin E là phương thức cho vitamin E nguyên chất tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt da. Đây là phương pháp thẩm thấu dần dần hàm lượng vitamin giúp tái tạo, phục hồi làn da mới.

4.4. Trị sẹo lõm bằng vitamin E với mật ong

Trị sẹo lõm bằng vitamin E với mật ong
Trị sẹo lõm bằng vitamin E với mật ong

Cách làm rất đơn giản, chỉ việc dùng các viên nang vitamin E cùng mật ong. Trộn đều hỗn hợp vitamin E và mật ong theo tỉ lệ 1:1. Sau đó thoa đều lên vùng da bị sẹo rỗ, massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10-15 phút. Tiếp đến, dùng các đầu ngón tay vỗ nhẹ cho thẩm thấu, để khô thêm trong 10-15 phút rồi rửa sạch.

Trường hợp với làn da khô, hoàn toàn có thể giữ qua đêm rồi rửa lại bằng nước sạch vào sáng hôm sau.

5. Câu hỏi thường gặp

Câu 1: Những lưu ý khi trị sẹo lõm bằng vitamin E

Tùy theo đặc điểm mỗi làn da mà có liều lượng sử dụng vitamin E khác nhau.  Lưu ý nếu bạn sở hữu một làn da dầu thì cần kiểm soát lượng dùng vitamin E tối đa 15 mg/ngày. Nhằm tránh các hiện tượng gia tăng tính nhờn gây bí da, tích luỹ tế bào chết. 

Việc điều trị sẹo rỗ bằng vitamin E nguyên chất chỉ thực sự hiệu quả đối với tình trạng sẹo lõm mới hình thành. Còn với các sẹo lõm lâu năm thì cần kết hợp các phương pháp tiếp xúc hiện đại hơn mới tăng khả năng trị sẹo lõm bằng vitamin E. Do đó, bạn cần tìm đến những địa chỉ, phòng khám da liễu uy tín và lựa chọn các phương pháp trị sẹo rỗ, lõm phù hợp.

Để có một sản phẩm hoặc một phương pháp hỗ trợ chắc chắn giúp cho làn da hoàn toàn không còn sẹo rỗ nghiêm trọng. Hãy liên hệ Doctor Scar, chúng tôi hy vọng mang tới hiệu quả tốt, làm đầy sẹo rỗ an toàn cho làn da.

Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vy
Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vyhttps://cachtrimun.net/
Tham vấn y khoa bài viết: Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vy
Bài viết gần đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan