Chủ Nhật, Tháng mười 6, 2024
dịch vụ lấy nhân mụn chuẩn y khoa
HomeĐiều Trị MụnMụn ẩn có tự hết không?

Mụn ẩn có tự hết không?

Mụn ẩn có tự hết không là một trong những câu hỏi rất phổ biến xoay quanh chủ đề mụn trứng cá. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về mụn ẩn, cũng như giúp bạn trả lời câu hỏi “Quốc dân” này.

Mụn ẩn có tự hết không?
Mụn ẩn có tự hết không?

Nhiều người thắc mắc rằng mụn ẩn có tự hết không. Để trả lời câu hỏi này trước tiên bạn cần nhận diện đúng mụn ẩn là gì, nguyên nhân gây mụn.

Mụn ẩn là gì?

Mụn ẩn là một loại mụn trứng cá không viêm, rất khó để nhìn thấy nhân mụn bởi chúng thường nằm sâu dưới da và mọc theo thành cụm. Mụn ẩn được bao bọc bởi lớp da, không hở, có cùng màu da hoặc màu trắng với kích thước nhỏ, thường thấy rõ hơn khi kéo căng da. Mụn ẩn còn có tên gọi khác là mụn đầu trắng, mụn ẩn dưới da.

Mụn ẩn là dạng mụn không viêm có nhân mụn ẩn bên dưới da.
Mụn ẩn là dạng mụn không viêm có nhân mụn ẩn bên dưới da.

Chúng có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, song phổ biến nhất là độ tuổi dậy thì và kéo dài đến tuổi trưởng thành (lứa tuổi học sinh, sinh viên từ 12 – 25 tuổi).

Mụn ẩn xuất hiện li ti trên bề mặt da, được hình thành từ sự rối loạn chức năng của các hormon, tuyến bã nhờn và các nang lông, bã nhờ tiết ra quá nhiều sẽ cản trở sự lưu thông của tuyến bã và gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành nhân mụn ẩn

Mụn ẩn có thể hình thành ở bất cứ đâu trên làn da của chúng ta: mặt, cổ, lưng, ngực, vai, nhiều nhất là ở vùng trán và cằm. 

Nguyên nhân hình thành mụn

Vậy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành mụn là gì, không nặn mụn có tự hết không, hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!

Một số nguyên nhân phổ biến hình thành mụn ẩn

Một số loại vi khuẩn trên da

– Bít tắc lỗ chân lông do nhiều lý do khác:

  • Tăng tiết bã nhờn
  • Tăng tế bào da chết
  • Rối loạn nội tiết tố

– Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân phổ biến hình thành mụn ẩn
Một số nguyên nhân phổ biến hình thành mụn ẩn

Nguyên nhân gây mụn dựa trên vị trí

Mụn quanh chân tóc

Nếu bạn bị mụn xung quanh chân tóc và thái dương, có thể do bạn đã sử dụng một số sản phẩm chăm sóc tóc gây kích ứng. Nó có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ với bất kỳ loại da nào. Các sản phẩm tóc có gốc dầu hoặc sáp lây ra vùng da quanh chân tóc. Chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá.

Mụn trên má

Trên điện thoại của bạn chứa một số lượng vi khuẩn rất lớn như E. coli, Staphylococcus aureusPseudomonas. Khi bạn áp điện thoại lên mặt, vi khuẩn sẽ sang da gây ra mụn. Nếu bạn có mụn dai dẳng ở một bên mặt, nguyên nhân gây mụn có thể là điện thoại, vỏ gối bẩn và các thói quen khác như sờ tay lên mặt.

Mụn ở viền hàm

Nguyên nhân gây mụn ở cằm và viền hàm thường do sự dao động hormone, có nghĩa là hệ thống nội tiết của bạn bị gián đoạn. Đó thường là kết quả của việc dư thừa nội tiết tố androgen. Chúng kích thích quá mức các tuyến dầu và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Hormone có thể tăng trong chu kỳ kinh nguyệt (một tuần trước kỳ kinh) hoặc có thể do ảnh hưởng thuốc ngừa thai. Sự mất cân bằng hormone cũng có thể liên quan đến chế độ ăn uống. Nghiên cứu cho rằng sức khỏe đường ruột cũng ảnh hưởng đến tình trạng mụn ở viền hàm.

Mụn trên trán, mũi và cằm

Nếu bạn đang nổi mụn ở vùng chữ T, nguyên nhân có thể do dầu thừa quá nhiều và căng thẳng. Các tuyến dầu tạo ra dầu có tác dụng dưỡng ẩm và bảo vệ da. Nhưng sản xuất dầu quá mức có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn. Căng thẳng khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

Mụn ẩn có tự hết không?

Đúng là có thể mụn trứng cá sẽ tự lặn đi sau một thời gian, song đây là trường hợp rất ít, không phải ai cũng may mắn. Bạn nên biết rằng, mụn để lâu không chữa kịp thời, ngay từ khi mụn mới hình thành hoặc chữa không đúng cách sẽ phát triển thành các dạng nặng hơn như: mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc.

Mụn ẩn không thể tự hết
Mụn ẩn không thể tự hết

Bên cạnh đó, trên thực tế việc chờ đợi mụn tự biến mất cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tiếp tay cho mụn phá hủy làn da của mình, rất nhiều vấn đề từ viêm nang lông, lỗ chân lông phình to, mụn cứng hoặc mụn viêm nhiễm nặng, lan rộng, da bị sẹo thâm, vết thâm, sẹo lõm, sẹo rỗ… sẽ xuất hiện. Hơn thế nữa, càng để lâu càng khó điều trị, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Chính vì thế, câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi ví dụ như mụn đầu trắng có tự hết không, mụn viêm có tự hết không, mụn dậy thì có tự hết không, mụn để tự nhiên có hết không hay không nặn mụn có tự hết đã trở nên quá rõ ràng.

Cách xử lý khi bị mụn ẩn

Đối với các nốt mụn nhỏ, bạn có thể dùng kem trị mụn hoặc uống thuốc để mụn biến mất. Đối các nốt mụn đã hình thành nhân thì rất khó điều trị bởi mụn hình thành sâu trong da, sâu, dài và luồn từ lỗ chân lông này qua lỗ chân lông khác nên bạn cần phải nặn mụn.

Nếu muốn lấy mụn, bạn phải chắc chắn là mụn đã “chín” để mụn lấy ra nhanh và không đúng loại mụn cần nặng sẽ rất dễ lây lan và ngày càng nghiêm trọng hơn, tăng khả năng hình thành sẹo mụn.

Chính vì vậy, ngay từ bây giờ bạn cần bắt tay vào điều trì, thực hiện càng sớm càng tốt để sớm hết mụn và hạn chế tối thiểu những tác động xấu mà mụn đem đến. Trước tiên, bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước nhằm tăng cường sức đề kháng cho làn da và hạn chế ăn đồ cay nóng, thức uống có cồn, thực phẩm có nhiều chất đường, chất béo… bởi đây là những tác nhân hàng đầu gây ra mụn.

Cách điều trị mụn chuẩn y khoa

Chính vì việc mụn hiếm khi tự hết nếu như không được điều trị đúng cách, nên việc tiến hành thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa da liễu là rất cần thiết để chữa lành mụn. Dưới đây, Bác sĩ sẽ mách bạn một số phương pháp điều trị mụn khác nhau.

Điều trị mụn chuẩn y khoa
Điều trị mụn chuẩn y khoa

Các phương pháp điều trị tại chỗ có thể hoạt động để chống lại nguyên nhân gây mụn như vi khuẩn, viêm nhiễm và dầu thừa. Có thể tìm kiếm các thành phần sau để điều trị mụn hiệu quả:

  • Benzoyl peroxide: Chủ yếu hoạt động bằng cách chống lại vi khuẩn Propionibacterium acnes. Dùng cho các tình trạng mụn ẩn chuyển biến thành mụn viêm
  • Retinoids bôi tại chỗ: Có tác dụng làm giảm lượng dầu thừa trên mặt và giúp thông thoáng lỗ chân lông, gom cồi mụn nhanh hơn.
  • Axit salicylic: Chất này chủ yếu có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm sừng hóa, ngăn ngừa mụn mới xuất hiện

Nếu bạn đã sử dụng các biện pháp điều trị mụn tại chỗ nhưng không có tác dụng, hãy gặp bác sĩ da liễu để được điều trị hiệu quả nhất.

Đối với mụn viêm trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để chống lại vi khuẩn và giảm viêm. Có hại dạng thuốc kháng sinh là dạng bôi và dạng uống.

Isotretinoin, hoặc accutane, là một loại thuốc dùng để điều trị mụn trứng cá nặng. Mọi người thường dùng nó trong 4 – 5 tháng, thời gian điều trị có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, isotretinoin có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng. Chỉ dùng thuốc này dưới sự kê đơn của bác sĩ và giám sát y tế liên tục.

Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc tránh thai kết hợp để điều trị mụn trứng cá do nội tiết tố. Thuốc tránh thai có thể làm giảm nội tiết tố (một nguyên nhân gây mụn).

Khi các phương pháp khác không hiệu quả, mọi người cũng có thể dùng thuốc kháng androgen như spironolactone làm phương pháp điều trị mụn.

Ngoài ra, còn có các liệu pháp kỹ thuật cao hỗ trợ điều trị mụn, như peel da retinol, lấy nhân mụn, chiếu ánh sáng xanh… giúp bạn lấy lại làn da tươi trẻ, căng tràn và đầy sức sống.

Nhìn chung, chi phí lấy nhân mụn sẽ do nhiều yếu tố tác động như: Tay nghề chuyên viên thực hiện, công nghệ trị mụn, tình trạng da của mỗi người và các loại mỹ phẩm được sử dụng trong điều trị,… Để biết lấy nhân mụn giá bao nhiêu, bạn nên trực tiếp đến cơ sở trị mụn để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Một số biện pháp ngăn ngừa mụn?

Thực hiện một số biện pháp sau để ngăn ngừa nguyên nhân gây mụn:

Một số biện pháp ngăn ngừa mụn ẩn
Một số biện pháp ngăn ngừa mụn ẩn
  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt cho da dầu hay rửa mặt bằng sữa rửa mặt cho da khô mụn hai lần mỗi ngày.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu và không gây dị ứng.
  • Tránh chạm tay vào mặt.
  • Giữ cho khăn trải giường và vỏ gối sạch sẽ.
  • Duy trì một lối sống lành mạnh với nhiều bài tập thể dục, dinh dưỡng tốt và giảm thiểu căng thẳng.
Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vy
Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vyhttps://cachtrimun.net/
Tham vấn y khoa bài viết: Dược sĩ Hồ Lệ Trúc Lan Vy
Bài viết gần đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan