Mụn chai cứng sần dưới da luôn là một tình trạng mụn khó trị, dai dẳng, đem lại rất nhiều phiền toái đối với những bạn gặp phải. Nếu không được xử trí hoặc xử trí mụn chai không đúng cách sẽ để lại biến chứng sẹo rất khó để phục hồi, gây mất thẩm mỹ cho làn da. Vậy mụn chai là gì, vì sao mụn bị chai cứng dưới da, cách trị mụn chai như thế nào? Bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại mụn này nhé!
Mụn chai là gì?
Mụn chai hay mụn chai ở mặt như chúng ta thường nói thực sự không phải là một loại mụn, trong y học không có thuật ngữ mụn chai. Vậy mụn chai là gì? Mụn chai nên được xem là một giai đoạn của mụn. Mụn chai là tình trạng các nốt mụn không được xử lí nhân hoàn toàn, nhân trở nên khô cứng dẫn đến nốt mụn xịn màu, thâm đen, mụn cứng nhô trên bề mặt.
Chúng ta thường hay gặp nhất là mụn bọc bị chai giống như một vết chai vì đây là loại mụn viêm nặng, sâu, tổn tại dai dẳng nên dễ bị chai. Những trường hợp nặng thì nguy cơ để lại thâm sẹo là rất cao và rất khó khăn trong việc cải thiện.
Cách nhận biết mụn bị chai?
Mụn chai thường là ở dạng các cục cứng (nốt mụn) mà bạn có thể sờ thấy dưới da, lồi từ nhẹ đến rõ trên bề mặt da.
Tuỳ vào mức độ chai và các phản ứng trước đó. Khi sờ vào chúng, bạn cảm thấy xơ, cứng và không có cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, nếu những phản ứng của quá trình viêm vẫn tồn tại bạn có thể cảm thấy đau nhức. Bạn cũng có thể thấy mềm khi chạm vào chúng nếu quá trình viêm sinh mủ, tổn thương mạch máu xảy ra. Và trong các trường hợp mụn bị chai cứng dưới da nghiêm trọng (mụn bọc bị chai) thì các vết chai sẽ cứng, thô, dù bạn có ấn mạnh hay cấu nhéo gì thì chúng vẫn cứ trơ ra như hòn đá vậy.
Mụn chai hay mụn đỏ không nhân thường tồn tại nằm lì ở dưới da vài tuần, vài tháng thậm chí là cả năm.
Mụn chai hình thành như thế nào?
Hầu hết các loại tổn thương mụn hình thành theo các giai đoạn tuần tự sau:
- Tăng sừng hóa nang và tăng sản xuất bã nhờn bởi các tuyến bã nhờn dẫn đến sự tích tụ của bã nhờn và chất sừng chuyển đổi một microcomedo ( vi nhân mụn) thành một mụn đóng kín- nhân mụn đóng.
- Các lỗ nang lông được mở ra với sự căng thẳng tiếp tục, tạo thành một lỗ chân lông mở. Các tế bào sừng dày đặc, lipid bị oxy hóa và melanin góp phần tạo nên màu sẫm của mụn trứng cá nhân mụn mở.
- Các phản ứng miễn dịch đối với C. acnes góp phần vào sự hình thành và phát triể của các tổn thương viêm như sẩn viêm và mụn mủ. Sự vỡ nang sẽ giải phóng vi khuẩn, lipid tiền viêm và chất sừng vào lớp hạ bì xung quanh, dẫn đến tình trạng viêm trầm trọng hơn và / hoặc hình thành nốt.
Trong bất kỳ giai đoạn quá trình nào của các tổn thương mụn ở trên, nếu tình trạng nhân mụn hình thành quá sâu dưới bề mặt da (hay gặp ở mụn bọc) đi kèm với đó là tình trạng dày sừng hay gọi là sừng hóa quá độ, dẫn đến tế bào sừng quá nhiều và xếp chồng dày lên nhau, ngăn cản quá trình nhân mụn được đưa lên bề mặt da. Cùng với đó là việc dùng tay sờ nắn, chà xát nốt mụn, từ đó lâu ngày dẫn đến mụn cứng, mụn bị chai và thâm đen trên da.
Nguyên nhân gây mụn chai cứng dưới da
Như chúng ta đã thảo luận ở trên, mụn chai chỉ là giai đoạn tiến triển tiếp theo của mụn với tình trạng dày sừng quá độ có thể đi kèm phản ứng viêm sâu bên dưới. Việc tìm hiểu những nguyên nhân mụn cứng, mụn bị chai dưới da giúp bạn biết cách phòng ngừa cũng như trị mụn chai.
Một số nguyên nhân mụn bị chai có thể gặp như:
Lấy nhân mụn không đúng cách- tự ý nặn mụn bằng tay:
Việc lấy nhân mụn không đúng cách hoặc tự ý nặn bằng tay (đặc biệt là đối với mụn bọc) có thể khiến việc lấy nhân khi nó còn chín ( tức nhân chưa gom cồi) hoặc lấy nhân mụn không hết nhân vì nhân mụn nằm sâu dưới da. Những điều trên làm cho nốt mụn dễ nhiễm khuẩn hơn, dễ tổn thương mạch máu gây tụ máu bầm hoặc mủ nếu viêm nặng. Máu tụ hoặc nhân mụn còn sót sau đó không được thoát ra khỏi bề mặt da do bị ngăn bởi lớp sừng cùng với sự chà xát làm mụn bọc bị chai, thâm đen trên da mặt.
Nếu bạn muốn xử lí nhân mụn, hãy đảm bảo bạn lấy chúng một cách chuẩn y khoa và an toàn nhé. Bạn có thể tham khảo tư vấn của các chuyên gia thẩm mỹ hoặc lựa chọn các quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa tại các cơ sở phòng khám thẩm mỹ uy tín, chất lượng.
Thói quen sờ tay lên nốt mụn hay các thói quen sinh hoạt ma sát trên da mặt:
Da đầu nốt mụn sẽ hình thành các vết chai do sự cọ xát lặp đi lặp lại thường xuyên trên một vùng da cố định, sự tì đè áp lực lên đầu nốt mụn ngày qua ngày nếu bạn có thói quen sờ tay hay chà tay lên mặt đặc biệt là các nốt mụn bọc sẩn cứng, chắc, từ đó dẫn đến các nốt mụn chai sạn và dễ để lại sẹo thâm. Bên cạnh thói quen sờ tay một số các thói quen sinh hoạt khác ma sát trên da mặt cũng gây tình trạng tương tự như : quai nón mũ bảo hiểm chật, các dụng cụ cạo râu đối với nam giới, hay chống cằm, nằm nghiêng đè mặt 1 bên,…
Chăm sóc da không đúng cách: Không tẩy trang hoặc tẩy trang không sạch sau khi dùng mỹ phẩm trang điểm hoặc kem chống nắng, hay việc sử dụng sữa rửa mặt không phù hợp với làn da cũng dễ khiến mụn bị chai, để lại các vết thâm khô cứng.
Không điều trị sớm hoặc điều trị mụn không đúng cách đặc biệt là mụn bọc:
Việc chậm trễ hoặc không điều trị mụn bọc sẽ khiến nhân mụn trở nên khô cứng, quá trình viêm diễn ra dai dẳng, nhân mụn hay máu tụ không thoát ra được. Bên cạnh đó là xử dụng các hoạt chất điều trị tẩy tế bào chết không phù hợp như Benzoyl Peroxide. Việc sử dụng các hoạt chất điều trị này khi nhân mụn chưa trồi lên vô tình làm tổn thương lớp tế bào bình thường ở trên, lớp tế bào keratinocytes dưới da sẽ bị kích thích sản sinh tế bào sừng mới để bảo vệ da, việc sản sinh quá nhiều thì sẽ dẫn tới hiện tượng sừng hoá quá độ. Từ đó khiến mụn bị chai cứng dưới da.
Mụn chai nên xử lí như thế nào cho chuẩn y khoa?
Trị mụn chai nếu trì hoãn càng lâu thì càng dễ để lại nhiều biến chứng thâm sẹo khó xử lí vì đây là một tình trạng mụn nặng, nhất là dạng mụn bọc bị chai. Sau đây là một số cách trị mụn chai bạn có thể tham khảo:
Lấy nhân mụn – tháo dịch, mủ bên trong
Như phần nguyên nhân và cơ chế hình thành đã trình bày ở trên, việc giải quyết mụn bọc, mụn bị chai từ sâu bên trong là cách bạn giải quyết nốt mụn hiệu quả nhất. Nếu bạn đã được hướng dẫn thành thạo về cách lấy nhân, nặn mụn chuẩn và tự tin thì bạn có thể tự làm ở nhà.
Tuy nhiên, tốt hơn để an toàn và đảm bảo hiệu quả, chúng tôi khuyên bạn nên đến các cơ sở phòng khám da liễu thẩm mỹ uy tín để được thực hiện các bước một cách chuẩn y khoa nhất. Bên cạnh đó, sau khi nặn mụn, bạn có thể được tư vấn các hoạt chất sử dụng giúp kháng khuẩn và phục hồi làn da một cách tốt nhất, phòng ngừa biến chứng sẹo sau này.
Thuốc bôi hoặc uống trị mụn chai
Đối với các tình trạng mụn bọc bị chai chưa quá nặng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi ( Benzoyl peroxide, Retinoids, Axit salicylic,kháng sinh) hoặc thuốc uống ( thuốc kháng viêm dị ứng, thuốc kháng sinh) điều trị nhằm giúp kháng khuẩn, giảm viêm, gom nhân mụn, đẩy nhân mụn lên trên bề mặt da sớm để giúp quá trình lấy nhân mụn dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý các loại thuốc thường không được tự ý mua, bạn cần sự chỉ định và kê đơn của các bác sĩ da liễu để tránh những tác dụng không mong muốn hay không hiệu quả trong điều trị nhé.
Tiêm cortisone (corticoid) trị mụn chai
Tiêm corticoid vào nốt mụn là một cách trị mụn chai viêm ( mụn bọc bị chai) một nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ ẩn chứa nhiều rủi ro như sẹo lõm, teo da, mất sắc tố. Chúng được yêu cầu bắt buộc phải được thực hiện bởi bác sĩ da liễu. Thông thường rất ít khi nó được chỉ định, các bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện cho bạn trong một số trường hợp cấp và nặng thôi. Hãy đảm bảo bạn nghe kĩ tư vấn từ bác sĩ của mình và lựa chọn bác sĩ , cơ sở uy tín để thực hiện nó nhé.
Mụn chai có thể phòng tránh được không?
Việc trị mụn chai như bạn có thể thấy là rất khó khăn và nguy cơ để lại nhiều biến chứng luôn thường trực. Ông bà ta thường nói ‘ phòng bệnh hơn chữa bệnh’, việc phòng tránh mụn chai giúp bạn hạn chế tối đa những biến chứng sẹo thâm không mong muốn cho làn da của mình. Sau đây là một số cách giúp bạn phòng tránh mụn chai, mụn cứng một cách hiệu quả.
Điều trị mụn càng sớm càng tốt đặc biệt là mụn bọc
tốt nhất là bạn nên chú ý tới làn da của mình, ngay từ khi các nốt mụn hình thành vì ở giai đoạn chưa viêm nhiễm, việc điều trị mụn sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn và giúp tránh tiến triển tới mụn bọc, viêm nặng nề hoặc mụn chai.
Không tự nặn mụn bằng tay
Thực hiện lấy nhân mụn khi đã tìm hiểu kỹ càng, hạn chế tự ý nặn mụn bằng tay, chỉ nên nặn mụn chuẩn y khoa đã gom cồi, tránh các nốt viêm, đỏ, sưng. Việc nặn mụn ma sát nhiều lần càng khiến vùng da đầu mụn dễ bị chai cứng hơn.
Chăm sóc da mụn phù hợp
Thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc da mặt, lựa chọn các sản phẩm phù hợp với làn da của bạn hiện tại, tốt nhất là nên đươc tư vấn bởi các chuyên gia thẩm mỹ có kinh nghiệm nhé.
Tránh các tác động, chà xát đến da mặt
từ bỏ thói quen sờ tay lên mặn, nặn mụn bằng tay, tránh các vật dụng bảo hộ mặt quá lâu, tránh đeo quai mũ bảo hiểm quá chật,… Các tác động này theo thời gian sẽ khiến vùng da bạn dễ bị chai cứng sừng hoá.
Duy trì lối sống khoa học lành mạnh
bạn cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lí giúp cho khả năng đề kháng của làn da được nâng cao. Uống nhiều nước mỗi ngày( 2-3 lít) đừng chỉ uống khi khát, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Tránh thức khuya, căng thẳng tâm lý.
Trên đây là bài viết tham khảo giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn chai cũng như cách xử trí chúng. Mụn chai là một giai đoạn tiến triển nặng của mụn, khó khăn trong điều trị cũng như nguy cơ để lại sẹo thâm là rất cao. Việc nhận biết sớm và điều trị sớm giúp bạn hạn chế được các biến chứng không mong muốn. Vì là một loại mụn nặng, bạn nên đến các bác sĩ da liễu kinh nghiệm để được thăm khám và tư vấn điều trị mụn chai cũng như cách phục hồi chăm sóc làn da sau mụn chai một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Nếu bạn còn thắc mắc gì liên quan đến mụn chai, hãy liên hệ với bác sĩ da liễu để giải đáp và tư vấn rõ hơn nhé!
Câu hỏi thường gặp
Mụn chai có tự hết không, có cần điều trị không?
Như các bạn đã biết, mụn chai là một giai đoạn tiến triển nặng của mụn, chúng có thể tồn tại vài ngày, vài tuần thậm chí cả năm dưới dạng chai cứng, rất mất thẩm mỹ. Thường hay gặp nhất là mụn bọc bị chai – là một loại mụn viêm mức độ nặng. Nên việc mụn chai tự hết là hiếm và nguy cơ để lại thâm sẹo là rất cao nếu không điều trị hoặc điều trị sai cách. Phòng ngừa và điều trị sớm mụn chai sẽ giúp bạn giảm thiểu những biến chứng gặp phải.
Mụn bọc bị chai dễ để lại sẹo vì sao?
Mụn bọc bị chai là một tổn thương mụn viêm nhiễm có mức độ nặng, nó ăn sâu vào lớp hạ bì và thường xuyên gây đau đớn (vì đó là nơi các dây thần kinh treo ra).
Trong khi bên trên bị chai cứng do sừng hóa quá độ, quá trình viêm vẫn diễn ra bên dưới , hệ thống miễn dịch đang cố gắng phá vỡ và hấp thụ da chết, bã nhờn và các mảnh vụn tế bào viêm khác tích tụ dưới làn da.
Vì tổn thương mụn sâu đến lớp hạ bì, nơi chứa collagen của chúng ta, điều đó xảy ra là các nốt mụn này đẩy collagen sang một bên, và tình trạng viêm xung quanh nốt cũng làm thay đổi hoặc làm hỏng collagen. Khi những nốt mụn cứng đầu biến mất, chúng sẽ để lại những vết lõm — hay còn gọi là sẹo mụn.