Mụn trứng cá là một trong những tình trạng da liễu phổ biến và là vấn đề mà nhiều người gặp phải, mang đến sự tự ti cho người bệnh, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nét đẹp của làn da. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và hỗ trợ phục hồi làn da sau bị mụn chỉ bằng việc thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, hãy cùng O2 SKIN tìm hiểu nhé!
Mụn trứng cá là gì? Phân loại mụn trứng cá?
Trước khi tìm hiểu về những loại thực phẩm tốt cho da bị mụn, ta cần nắm được bản chất mụn trứng cá là gì cũng như phân loại chúng ra sao.
Khái niệm mụn trứng cá
Mụn là tình trạng xuất hiện các nốt có kích thước khác nhau trên mặt, lưng, ngực, cổ, cằm, bả vai, mông, bộ phận sinh dục,… Mụn có thể nổi cộm lên trên da, không gây đau (tình trạng nhẹ), sưng tấy đỏ (tình trạng trung bình) hoặc rất đau và nghiêm trọng, có bọc mủ (tình trạng nặng). Đây là một trong những bệnh lý về da liễu thường gặp, xuất hiện do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do hoạt động của nội tiết tố kết hợp với một số tác nhân khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Mụn trứng cá thường xuất hiện vào giai đoạn cơ thể có sự thay đổi hàm lượng nội tiết tố như: Bước vào tuổi dậy thì (ở cả nam giới và nữ giới), khi nữ giới đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai,… Ngoài ra, có một số yếu tố bên ngoài cũng có thể gây mụn như: Thay đổi thời tiết, sử dụng thực phẩm cay nóng và có chất kích thích hoặc có nhiều bụi bẩn ô nhiễm trong không khí, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh,… Khi đó, vì chăm sóc da không đúng cách, da bạn sẽ tăng tiết bã nhờn, viêm nang lông tuyến bã, hình thành mụn trứng cá.
1.2. Phân loại mụn trứng cá
– Mụn đầu đen
Mụn đầu đen được xem là cấp độ đầu của mụn trứng cá và cũng là loại mụn phổ biến hàng đầu. Mụn đầu đen chứa dầu thừa và tế bào da chết. Trong số, các loại mụn thì mụn đầu đen dễ nhận biết hơn cả với những biểu hiện đặc trưng như: Bề mặt da ban đầu xuất hiện các lỗ li ti, nhân hở ra bên ngoài nên có thể quan sát bằng mắt thường; nốt mụn nhỏ như đầu đinh ghim; kích thước mụn 1 – 2mm; mụn thường mọc với số lượng nhiều, phân bố rải rác ở trán, cằm, mũi và 2 bên má.
– Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng còn được gọi bằng những cái tên quen thuộc khác là mụn cám, mụn ẩn dưới da. Đây là loại mụn xuất hiện khi dầu thừa, tế bào da chết và các vi khuẩn tích tụ lại với nhau làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Do lỗ chân lông bị tắc lại, hỗn hợp trên sẽ đi dần xuống dưới bề mặt da rồi đẩy da lên, phần bã nhờn vì được da mặt bao bọc phía trên nên không bị oxy hóa, tạo nên mụn đầu trắng khiến da sần sùi. Mụn ẩn thường không gây viêm và dễ kiểm soát.
– Mụn bọc
Trong các loại mụn thì mụn bọc là tình trạng nặng của mụn trứng cá. Đây là loại mụn nặng nhất, phá hủy cấu trúc da nhiều nhất, thường gây đau nhức, khó chịu ở vị trí mà nó xuất hiện. Mụn bọc có thể tự hết nhưng sau khi lành lại chắc chắn sẽ để lại những vết sẹo mụn lớn.
– Mụn mủ
Mụn mủ là một loại mụn viêm khác và có nguy cơ để lại sẹo mụn khá cao. Mủ trong mụn là xác chết của vi khuẩn và các tế bào miễn dịch sau khi các tế bào miễn dịch của cơ thể tiêu diệt vi khuẩn.
– Mụn viêm đỏ
Mụn viêm đỏ có nguồn gốc từ mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. Chất bã nhờn tích tụ trong nang lông đã tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes) phát triển. Hệ thống miễn dịch nhận diện ra loại vi khuẩn này và huy động các tế bào bạch cầu, lympho T tới tiêu diệt vi khuẩn P.acnes, gây phản ứng viêm, hình thành mụn.
2. Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá
Với khái niệm mụn trứng cá đã trình bày ở trên, liệu các yếu tố dẫn đến hình thành mụn trứng cá là gì, hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!
2.1. Testosterone
Mụn trứng cá ở tuổi thiếu niên được cho là bởi mức độ gia tăng của một loại hormone gọi làtestosterone, xảy ra trong giai đoạn tuổi dậy thì. Hormon này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tăng trưởng và phát triển của dương vật và tinh hoàn ở bé trai, và duy trì sức mạnh cơ bắp và xương ở bé gái.
Các tuyến bã nhờn đặc biệt nhạy cảm với hormone này. Nhiều chuyên gia cho rằng mức testosterone tăng lên khiến các tuyến sản xuất nhiều bã nhờn hơn so với bình thường, điều này tạo điều kiện cho các tế bào da chết và vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông góp phần vào sự phát triển của mụn trên da.
2.2. Mụn trứng cá trong gia đình
Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình. Nếu cha mẹ bị mụn trứng cá, có khả năng con của họ cũng sẽ phát triển nó.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu cả cha mẹ bạn đều bị mụn trứng cá, con có nhiều khả năng bị mụn trứng cá nghiêm trọng hơn.
2.3. Mụn trứng cá ở phụ nữ
Phụ nữ có nhiều khả năng bị mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành cao hơn so với nam giới. Người ta nghĩ rằng nhiều trường hợp mụn trứng cá ở người trưởng thành là do sự thay đổi nồng độ hormone ở nhiều phụ nữ có vào những thời điểm nhất định. Những thời gian này bao gồm:
– Chu kỳ kinh nguyệt – một số phụ nữ bị nổi mụn ngay trước thời kỳ của họ
– Mang thai – nhiều phụ nữ có triệu chứng mụn trứng cá vào thời điểm này, thường là trong 3 tháng đầu của thai kỳ
– Hội chứng buồng trứng đa nang – một tình trạng phổ biến có thể gây ra mụn trứng cá, tăng cân và hình thành các nang nhỏ bên trong buồng trứng.
2.4. Một số yếu tố phát triển mụn trứng cá khác
– Một số mỹ phẩm – điều này ít phổ biến hơn vì hầu hết các sản phẩm hiện đã được thử nghiệm.
– Một số loại thuốc – chẳng hạn như thuốc steroid, lithium (được sử dụng để điều trị trầm cảm) và một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh động kinh.
– Thường xuyên mặc đồ bó lên vùng da bị ảnh hưởng.
– Hút thuốc – có thể góp phần gây ra mụn trứng cá ở người lớn tuổi.
– Căng thẳng – Căng thẳng không gây ra mụn trứng cá, nhưng nếu khi đã bị mụn trứng cá, nó có thể gây ra tình trạng căng thẳng.
3. Những thực phẩm tốt cho da mụn
Với nguyên nhân và bản chất hình thành nên mụn đã nêu trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những thực phẩm giúp loại trừ mụn trứng cá bạn nhé
3.1. Khoai lang
Khoai lang là loại thực phẩm người bị mụn nên thêm vào thực đơn của mình. Theo đó, trong loại củ này có sự hiện diện của beta-carotene sẽ được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A khi được tiêu thụ.
Nhờ đó, nó có tác dụng bảo vệ làn da chống lại mụn, ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ quá trình điều trị mụn để làn da bị mụn sớm khỏe mạnh trở lại.
3.2. Các loại hạt
Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ,… cũng là một nhóm thực phẩm khác trả lời cho câu hỏi ăn gì để hết mụn.
Bởi hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thành phần của chúng như vitamin E, chất chống oxy hóa, axit béo Omega-3,… tốt cho sức khỏe của làn da. Vì thế, việc tiêu thụ các loại hạt này có thể giúp chữa lành mụn, ngăn ngừa làn da bị lão hóa để da được đẹp và khỏe.
3.3. Bí ngô
Thành phần dinh dưỡng của bí ngô không chỉ có sự góp mặt của nhiều enzym trái cây, kẽm và axit alpha hydroxy, mà còn chứa hàm lượng chất xơ. Do đó, loại thực phẩm này có nhiều lợi ích tuyệt vời cho da như kháng khuẩn, khôi phục sự cân bằng độ pH, dưỡng ẩm, điều chỉnh lượng dầu nhờn dư thừa được sản xuất, ngăn ngừa tình trạng mụn.
Bạn có thể lựa chọn bổ sung bí ngô bằng nhiều cách chế biến khác nhau như nấu canh, hầm, luộc,… Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ăn hàng ngày và chỉ nên ăn với một số lượng vừa phải để tránh bị vàng da hoặc tiêu chảy do thừa vitamin A.
3.4. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng cũng có tác dụng làm giảm mụn hiệu quả. Các loại quả này bao gồm mâm xôi, cherry, dâu tây, việt quất, nho,… có nhiều vitamin và khoáng chất tốt, đặc biệt là hàm lượng cao chất chống oxy hóa và vitamin C.
Cụ thể, chất chống oxy hóa sở hữu nhiều công dụng, ví dụ như tiêu diệt gốc tự do, giảm thiểu sự hình thành của các đốm thâm đen sau mụn. Còn vitamin C giúp làm phục hồi nhanh hơn tổn thương trên da mà mụn gây ra, ngăn ngừa sẹo, kích thích sản sinh collagen.
3.5. Các loại rau
Các loại rau là một loại thực phẩm không thể bỏ qua khi bạn mong muốn cải thiện tình trạng mụn trên da. Cụ thể, bạn có thể ăn các loại rau như rau cải xoăn, bắp cải, bông cải xanh,… để bổ sung vitamin A, E, chất xơ, sắt, canxi, magie, cùng các dưỡng chất khác cho cơ thể. Thông qua đó, góp phần nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, giúp sạch mụn trên da hiệu quả.
3.6. Đu đủ
Đu đủ là một loại quả giàu các chất dinh dưỡng như papain (một loại enzym tiêu hóa), các loại vitamin (A, B, C, K), kali, magie, canxi,… Do vậy, đây cũng là loại thực phẩm giải đáp cho thắc mắc ăn gì để hết mụn. Bằng việc bổ sung đu đủ vào chế độ dinh dưỡng, làn da của bạn sẽ được “hưởng” các lợi ích như lỗ chân lông được thông thoáng, dưỡng ẩm da, làm mờ sẹo do mụn và giảm hình thành mụn mới. Từ đó, làm lành nhanh hơn ở vị trí vùng da bị tổn thương, cải thiện độ đàn hồi cho làn da.
3.7. Chanh
Sử dụng chanh cũng sẽ hỗ trợ trong việc giúp tình trạng da mụn của bạn được cải thiện đáng kể. Bởi đây là loại quả có chứa nhiều nước và vitamin C với nhiều công dụng tuyệt vời như giúp cấp ẩm cho da, hạn chế tiết dầu nhờn trên da, làm tình trạng bị sưng ở nốt mụn nhanh hết hơn. Đồng thời, chanh cũng có tác dụng trong việc tăng cường sản sinh collagen, làm các vết sẹo mờ đi.
3.8. Một số loại cá
Trong thực đơn ăn uống, người bị mụn cũng nên bổ sung thêm một số loại cá như cá hồi, cá thu, cá kiếm, cá trích, cá saba,… Bởi chúng giàu Omega-3 và axit béo với những lợi ích trong việc hỗ trợ ngăn ngừa các loại mụn xuất hiện. Bên cạnh đó, các loại dưỡng chất này cũng giúp giảm viêm, chữa lành da từ sâu bên trong, bảo vệ và giúp làn da được sáng khỏe.
4. Thực phẩm nên tránh khi bị mụn
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho da mụn, có một số loại thức ăn bạn cần tránh nếu không muốn tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
4.1. Sữa bò
Một số nghiên cứu chỉ ra sử dụng sữa bò có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến da nổi mụn nhiều hơn và khiến tình trạng viêm khi bị mụn trở nên nặng hơn. Việc sử dụng nhiều sữa bò kích thích tụy sản xuất insulin nhiều hơn, dẫn đến tuyến bã trên da hoạt động sản xuất nhiều hơn, làm nặng tình trạng viêm da. Không chỉ vậy bò được nuôi trong trang trại lớn để tăng tiết sữa sẽ sử dụng thành phần kích thích sự tăng trưởng và hormone, nên uống sữa bò vào cơ thể, đặc biệt là khi uống quá nhiều khiến da lên mụn nhiều hơn. Ngoài ra, sữa bò cũng có chứa các kích thích tăng trưởng, kích thích sự phát triển quá mức của tế bào da làm bít tắc các lỗ chân lông.
4.2. Thực phẩm có chứa nhiều đường
Thực phẩm chứa nhiều đường đặc biệt là đồ ngọt công nghiệp khi ăn vào sẽ vào máu rất nhanh, làm tăng nhanh lượng đường trong máu kích thích bài tiết insulin nên gây ra mụn. Khi bị mụn nên hạn chế những thực phẩm như bánh ngọt, bánh quy, kẹo, socola, nước uống có ga, đồ uống nhiều đường… Tuy nhiên cần chú ý lượng đường đã tiêu thụ trong ngày, không phải kiêng hoàn toàn nhưng không nên nạp vào cơ thể một lúc quá nhiều.
4.3. Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh thường chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản, chất béo khó tiêu, ít chất xơ, ít các vitamin và khoáng chất thiếu yếu cho cơ thể. Một số trường hợp có thể gây ảnh hưởng tới lượng hormone. Vì vậy, những thức ăn này không những tình trạng mụn viêm không được cải thiện mà còn trở nên nặng nề hơn.
5. Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Một số lưu ý đối với người bị mụn?
– Tránh sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho da mụn như: thực phẩm chế biến từ sữa bò hoặc có chứa nhiều chất béo, nhiều đường, đồ ăn cay nóng, chocolate,… Cần thiết nên tự chế biến thức ăn.
– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hay các loại mỹ phẩm không chứa cồn, không gây dị ứng.
– Chú ý đến bước làm sạch da mặt. Nên thực hiện việc rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ mỗi ngày hai lần.
– Tránh chạm vào mặt và không tự ý nặn hay bóp mụn.
– Có chế độ sinh hoạt hợp lý và lành mạnh, không nên thức khuya.