Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024
dịch vụ lấy nhân mụn chuẩn y khoa
HomeChăm Sóc Da MụnTẩy tế bào chết da mặt, bạn có đang thực hiện đúng?

Tẩy tế bào chết da mặt, bạn có đang thực hiện đúng?

Tẩy tế bào chết da mặt là một bước rất quan trọng và quen thuộc trong quy trình chăm sóc da. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ và kỹ hơn về tẩy tế bào chết cũng như những cách tẩy tế bào chết tại nhà hiệu quả.

Tẩy tế bào chết là một bước rất quan trọng và quen thuộc
Tẩy tế bào chết là một bước rất quan trọng và quen thuộc

Tẩy tế bào chết da mặt là gì?

Tẩy tế bào chết là loại bỏ các tế bào da chết ở lớp trên cùng của da, giúp thông thoáng lỗ chân lông và giữ cho da sạch sẽ. Tẩy tế bào chết có thể mang lại những lợi ích như giúp cho làn da mềm mại hơn và giảm nguy cơ bị mụn. 

Tẩy tế bào chết là gì?
Tẩy tế bào chết là gì?

Tẩy da chết đặc biệt hữu ích vào lúc chúng ta lớn tuổi và quá trình luân chuyển tế bào chậm lại, vì nó giữ cho quá trình tiếp tục diễn ra và ngăn da xỉn màu.

Tại sao phải tẩy tế bào chết?

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), làn da của chúng ta có chức năng thay thế những tế bào cũ bằng những tế bào mới, từ đó những tế bào da chết bị bong ra. Tẩy tế bào chết trên da mặt giúp loại bỏ những tế bào cũ này và cải thiện vẻ ngoài của da, mang lại vẻ ngoài mượt mà, khỏe mạnh hơn.

Tại sao phải tẩy tế bào chết?
Tại sao phải tẩy tế bào chết?

Khi dùng những sản phẩm chăm sóc da, các tế bào chết trên da mặt sẽ ngăn cản sự tiếp xúc cũng như hấp thu các chất. Vì thế, tẩy tế bào chết được coi là bước đầu mở đường cho các sản phẩm chăm sóc da xâm nhập vào những lớp sâu hơn của da và tăng độ hiệu quả của chúng. 

Ngoài ra, Tẩy da chết mặt còn làm giảm nguy cơ bị mụn trứng cá, tẩy da chết giúp làm sạch lỗ chân lông bị bít tắc bởi dầu, vi khuẩn, bụi bẩn,… từ đó hạn chế sự xuất hiện của mụn trứng cá cũng như đẩy nhanh quá trình luân chuyển tế bào da, kích thích sản sinh Collagen giúp làm mờ sẹo và vết thâm hiệu quả.

Các dạng tẩy tế bào chết

Có 3 loại tẩy tế bào chết hiện nay: Tẩy da chết cơ học (vật lý) và tẩy da chết hóa học, tẩy tế bào chết sinh học

Tẩy da chết cơ học (vật lý) và tẩy da chết hóa học, tẩy tế bào chết sinh học
Tẩy da chết cơ học (vật lý) và tẩy da chết hóa học, tẩy tế bào chết sinh học

Tẩy da chết cơ học là việc sử dụng một vật thể để lấy đi các tế bào da chết trên bề mặt da. Các công cụ này có thể là bàn chải, khăn mềm, hoặc thảo mộc,…

Tẩy da chết hóa học là việc sử dụng hóa chất để hòa tan và loại bỏ các tế bào chết trên da mặt. Chất tẩy da chết hóa học bao gồm các axit như AHA, BHA, PHA,…

Tẩy tế bào chết sinh học là sử dụng tác động của các enzyme (thường có trong bí đỏ, trái thơm, đu đủ…), chúng phá vỡ các liên kết của lớp sừng chết giúp làm sạch da hiệu quả.

Phương pháp tẩy tế bào chết mặt tốt nhất phụ thuộc vào sở thích cũng như loại da của mỗi người Tuy nhiên các Bác sĩ Da Liễu khuyến cáo nên tẩy tế bào chết hóa học hơn phương pháp cơ học, vì tẩy tế bào chết cơ học nếu không cẩn thận và đúng cách sẽ có khả năng gây ra những vết thương nhỏ trên da.

Bao lâu nên tẩy tế bào chết da mặt?

Tẩy da chết bao lâu một lần sẽ phụ thuộc vào loại da và phương pháp tẩy da chết. Ví dụ, những người có làn da dầu có thể tẩy tế bào chết mặt thường xuyên hơn những người có làn da khô hoặc nhạy cảm. Phương pháp tẩy da chết càng mạnh thì càng ít nên thường xuyên thực hiện hơn. Hãy tham khảo ý kiến ​​của Bác sĩ Da Liễu, hoặc tìm hiểu kỹ càng để xác định tần suất tẩy da chết phù hợp nhất.

Bao lâu nên tẩy tế bào chết?
Bao lâu nên tẩy tế bào chết?

Đối với da khô và da nhạy cảm

Những người có làn da nhạy cảm thường gặp khó khăn khi tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da mặt không gây kích ứng. Da nhạy cảm có xu hướng chuyển sang màu đỏ và thường bị ngứa nếu không được chăm sóc cẩn thận. Vì vậy những người có làn da nhạy cảm nên sử dụng tẩy tế bào chết hóa học và sử dụng khoảng 1-2 lần mỗi tuần. Bởi vì phương pháp tẩy da chết mặt cơ học dễ gây kích ứng, khiến da khô hơn cũng như nhạy cảm hơn.

Đối với da dầu 

Những người có làn da dầu có thể dễ bị mụn trứng cá hoặc cảm thấy lỗ chân lông thường xuyên bị tắc nghẽn, đó là dấu hiệu của việc sản xuất bã nhờn dư thừa. Bạn có thể tẩy da chết mặt 2-3 lần mỗi tuần và da dầu có thể phù hợp được cả tẩy da chết hóa học và cơ học. Axit Salicylic là một lựa chọn tốt để tẩy da chết mặt vì BHA tan trong dầu và hỗ trợ trị mụn.

Đối với da thường và da hỗn hợp

Bạn có thể tẩy tế bào chết cho da mặt 2-3 lần mỗi tuần. Những người có da thường hoặc da hỗn hợp có thể sử dụng cả phương pháp hóa học và cơ học.  AHA là một lựa chọn tốt vì nó giúp tẩy tế bào chết toàn diện, củng cố nền da cũng như làm giảm nếp nhăn và sắc tố.

Lưu ý khi tẩy tế bào chết

Một số lưu ý khi tẩy da chết dưới đây có thể hữu ích cho bạn và tối ưu hóa tác dụng của việc tẩy tế bào chết.

Lưu ý khi tẩy tế bào chết
Lưu ý khi tẩy tế bào chết

Chọn dạng tẩy tế bào chết phù hợp với làn da của mình

Nếu đang trong giai đoạn bùng phát mụn, hãy tránh các phương pháp tẩy tế bào chết cơ học. Khi bị mụn có nghĩa là da đã bị viêm. Vì vậy, việc kích ứng da thêm với các sản phẩm tẩy da chết cơ học có thể để lại những vết rách nhỏ hoặc vết thâm được gọi là chứng tăng sắc tố sau viêm. Các vết thâm có thể tồn tại lâu hơn (và xảy ra thường xuyên hơn) ở những người có tông màu da rám nắng. 

Còn đối với các sản phẩm tẩy da chết hóa học, chúng có thể hữu ích đối với da mụn,nhưng tốt nhất là nên xin lời khuyên từ bác sĩ da liễu trước khi sử dụng. 

Tẩy da chết đúng kỹ thuật để tránh gây tổn thương da

Phải sử dụng đúng kỹ thuật tẩy da chết và xem xét phương pháp nào phù hợp với loại da của mình. Viện Da Liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyến cáo rằng khi sử dụng tẩy tế bào chết, nên chuyển động tròn, nhỏ khi thoa sản phẩm. Tẩy tế bào chết cho da mặt quá thường xuyên và sử dụng sản phẩm tẩy da chết không phù hợp có thể gây ra tổn thương cho da. Điều này làm cho hàng rào bảo vệ da trở nên yếu hơn và có thể khiến da mất khả năng tái tạo.

Không tẩy tế bào chết khi da đang có vết thương hở

Nên ngừng tẩy tế bào chết khi có bất kỳ loại vết cắt, vết thương hở hoặc cháy nắng trên da. Một số loại thuốc trị mụn, đặc biệt là những loại có chứa Retinol hoặc Benzoyl Peroxide, có thể khiến da nhạy cảm hơn. Tẩy tế bào chết khi đang sử dụng các sản phẩm này có thể gây khô da hoặc thậm chí gây mụn.

Dưỡng ẩm cho da sau khi tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết có thể gây khô da, vì thế hãy sử dụng kem dưỡng ẩm kèm theo để đảm bảo rằng da luôn khỏe mạnh và đủ ẩm.

Nếu không chắc về loại da của bản thân. Hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ Da Liễu để tìm được sản phẩm tẩy da chết mặt cũng như lịch trình và cách tẩy tế bào chết phù hợp nhất.

Chi tiết 5 Cách tẩy tế bào chết tại nhà đơn giản và hiệu quả

Các sản phẩm tẩy tế bào chết tại nhà tự nhiên ưu điểm là dễ tìm, giá thành rẻ và an toàn, không gây kích ứng da. 

5 Cách tẩy tế bào chết tại nhà đơn giản và hiệu quả:

  1. Cách 1: Tẩy tế bào chết da mặt với muối biển và Sữa tươi
  2. Cách 2: Dùng Hỗn hợp chanh và lòng trắng trứng tẩy tế bào chết
  3. Cách 3: Tẩy tế bào chết da mặt bằng đường nâu và sữa chua
  4. Cách 4: Tẩy tế bào chết da mặt nghệ tươi và mật ong
  5. Cách 5: Tẩy tế bào chết da mặt với bột trà xanh và mật ong

Để biết chi tiết cách thực hiện tẩy tế bào chết như thế nào mời bạn cùng đọc tiếp bài viết nhé!

  1. Tẩy tế bào chết da mặt với muối biển và Sữa tươi

Muối biển có khả năng kháng khuẩn và bảo vệ da rất tốt, sữa tươi không đường lại chứa khá nhiều Vitamin và dưỡng chất hữu ích cho da. Hãy trộn đều sữa tươi và muối biển. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên da mặt và massage nhẹ nhàng trong vòng 5 phút rồi rửa lại với nước ấm. Nên thực hiện cách tẩy tế bào chết da mặt tại nhà này khoảng 2 lần/ 1 tuần sẽ giúp cải thiện vẻ đẹp cho da một cách rõ rệt.

Tẩy tế bào chết với muối biển và Sữa tươi
Tẩy tế bào chết với muối biển và Sữa tươi
Tẩy tế bào chết da mặt với muối biển và Sữa tươi
  1. Dùng Hỗn hợp chanh và lòng trắng trứng tẩy tế bào chết

Chanh kết hợp lòng trắng trứng giúp sạch da, làm trắng cũng như ngừa mụn rất tốt. Trộn lòng trắng trứng gà cùng nước cốt chanh tươi tạo thành hỗn hợp dạng sệt. Sau đó, thoa đều hỗn hợp này lên da và chờ trong 15 đến 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Chanh và lòng trắng trứng là hai nguyên liệu chăm sóc da từ thiên nhiên rất quen thuộc và dễ tìm.

  1. Tẩy tế bào chết da mặt bằng đường nâu và sữa chua

Rửa mặt với hạt đường nâu sẽ giúp tạo ra ma sát để làm sạch lớp da chết trên mặt. Trong khi đó, sữa chua không đường lại có tác dụng bổ sung dưỡng chất và cấp ẩm cho da. Trộn đều sữa chua và đường nâu để được hỗn hợp dẻo mịn, sau đó thoa hỗn hợp này lên mặt và massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút và rửa lại mặt thật sạch với nước ấm. Chỉ nên sử dụng cách tẩy da chết tự nhiên này bằng loại đường nâu hạt nhỏ để hạn chế gây rách hoặc xước da.

  1. Tẩy tế bào chết da mặt nghệ tươi và mật ong

Nghệ tươi tác dụng kháng viêm, làm mờ sẹo. Bên cạnh đó, mật ong lại cung cấp dưỡng chất giúp da khỏe đẹp từ bên trong.  Trộn đều 2 nguyên liệu trên sau đó dùng hỗn hợp này massage trong 10 phút thì rửa sạch mặt lại với nước ấm. 

Tẩy tế bào chết da mặt nghệ tươi và mật ong
Tẩy tế bào chết da mặt nghệ tươi và mật ong

Sử dụng phương thức tẩy da chết tự nhiên này thường xuyên sẽ giúp làn da trắng sáng, mờ vết thâm và mịn màng. Tuy nhiên hãy chọn loại tinh bột nghệ nguyên chất không bị pha lẫn tạp chất sẽ an toàn cho da hơn.

  1. Tẩy tế bào chết da mặt với bột trà xanh và mật ong

Trong trà xanh có chứa rất nhiều dưỡng chất hữu ích cho da như các loại vitamin B1, B2, B6, Vitamin K, Vitamin C,… có khả năng tái tạo da và chống da lão hóa rất hiệu quả. Trộn bột trà xanh với mật ong và thoa hỗn hợp lên da rồi massage mặt trong 5 phút, cuối cùng rửa mặt với nước ấm.

Câu hỏi thường gặp

Da mụn có nên tẩy tế bào chết không?

Mụn xảy ra do bít tắc lỗ chân lông. Vì vậy, tế bào chết giúp loại bỏ lớp sừng, da chết trên bề mặt da, từ đó cải thiện đáng kể tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Nếu tẩy da chết đúng cách, điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành mụn. Nếu da chỉ có vài nốt mụn thì việc tẩy tế bào chết là cần thiết trong chu trình chăm sóc da. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng mụn viêm lan rộng và có kích ứng da thì không nên tẩy tế bào chết.

Nên tẩy tế bào chết trước hay sau khi rửa mặt?

Tẩy tế bào chết là một trong những bước làm sạch cơ bản nhất bên cạnh sử dụng sữa rửa mặt và tẩy trang. Rửa mặt thông thường chỉ lấy được các bụi bẩn và dầu thừa trên bề mặt da thì tẩy tế bào da chết sẽ lấy đi các tác nhân gây bít tắc còn sót lại, để từ đó nhường chỗ cho các tế bào da mới phát triển. Các sản phẩm tẩy tế bào da chết sẽ khó tẩy và loại bỏ được các tế bào cũ cũng như lớp da khô sần sùi nếu như làn da không được làm sạch trước với sữa rửa mặt. Vì thế, tẩy tế bào da chết nên thực hiện sau khi rửa mặt. 

Bài viết gần đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan